Nhắc tới hoa nhài, người ta thường nghĩ ngay tới loài hoa trắng tinh khôi với mùi thơm đặc trưng. Ngoài tác dụng làm cảnh trang trí nhà cửa thì hoa nhài còn được sử dụng khá phổ biến trong các lĩnh vực như: chăm sóc sức khỏe, làm đẹp,… Với nhiều công dụng tuyệt vời như vậy thì việc trồng hoa nhài liệu có thực sự đơn giản? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu bài dưới đây.
Điều kiện ngoại cảnh để trồng cây hoa nhài
– Nhiệt độ: Cây hoa nhài thích hợp sống trong môi trường có điều kiện khí hậu ấm. Nhiệt độ lý tưởng nhất là 20 – 25 độ C. Đôi khi cũng có thể lên tới 22 – 35 độ C, tuy nhiên ở khoảng này cây sẽ phát triển và cho ra hoa chậm hơn.
– Ánh sáng: Cây có thể phát triển tốt trong môi trường bóng mát và không ưa ánh sáng chiếu trực tiếp.
– Độ ẩm: Chính bởi đặc tính không ưa ẩm mà trong công đoạn tưới nước cho cây cần phải chú ý rất nhiều. Không nên để cây quá ẩm hoặc quá khô.
– Đất trồng: Hoa nhài rất dễ trồng và không kén đất, cây có thể sinh trưởng tốt nhất trên các loại đất cát ít chua, nhiều chất mùn, tơi xốp, vùng đất cao dễ thoát nước. Ngoài ra có thể trồng trong đất mùn, đất thịt hoặc đất hỗn hợp có chứa ít chất hữu cơ.
Thời điểm trồng cây hoa nhài tốt nhất
Cây hoa Nhài có thể sinh trưởng quanh năm nhưng thời điểm tốt nhất vẫn là từ tháng 2 đến tháng 4 ở miền Bắc, còn các tỉnh thành miền Nam thì nên trồng vào trước và sau mùa mưa.
Phương pháp nhân giống và chọn giống hoa Nhài
– Chọn giống: Hiện nay ở nước ta có hai giống hoa phổ biến là Nhài tẻ và Nhài trâu. Mỗi loại đều có những đặc điểm khác nhau. Đối với giống Nhài tẻ thì cho ra nhiều hoa nhỏ, có hương thơm đặc trưng còn nhài trâu thì có hoa to nhưng ít mà mùi thơm không nhiều.
– Phương pháp nhân giống: Cây hoa Nhài được nhân giống chủ yếu bằng phương pháp giâm cành. Chọn các cành bánh tẻ khỏe mạnh, cắt thành từng đoạn dài 5 – 7 cm, nhúng gốc cành vào chất kích thích đâm rễ rồi giâm vào bầu hoặc trên mặt luống.
Thởi điểm giâm cành tốt nhất là vào mùa xuân. Cành sẽ phát triển ra rễ sau khi giâm khoảng 20 – 25 ngày.
Kỹ thuật trồng cây hoa Nhài
– Nếu đất trồng cao ráo thì bạn có thể trồng thành từng băng rộng 3 – 4m với mật độ trồng khoảng 45.000 – 50.000 khóm/ha.
– Thông thường bà con thường đánh luống trồng rộng khoảng 60 – 70cm, cao 25 – 30cm, rãnh rộng 30cm. Để cây cho năng suất hoa cao nhất thì mỗi luống chỉ nên trồng 2 hàng cách nhau 40cm, cây cách nhau 50cm.
– Để tránh tình trạng cây bị xót rễ thì trước khi trồng, bà con nên bón lót bằng phân chuồng hoai mục kết hợp lân và kali.
– Nếu cành chưa ra rễ thì trồng với độ sâu từ 10 – 15cm còn đối với cách trồng bằng gốc thì cần lấp kín phần cổ rễ lại.
Kỹ thuật chăm sóc cho cây hoa Nhài nở nhiều hoa
Ngoài kỹ thuật trồng thì bà con cần chú ý đến khâu chăm sóc. Để cây hoa nhài phát triển tốt, mang lại gia trị kinh tế cao thì người trồng cần phải chú ý đến những yếu tố sau:
– Giữ ẩm cho môi trường trồng: Vốn là loài cây ưa sáng, ưa ẩm. Do đó, việc bổ sung nước, giữ ẩm cho đất là rất cần thiết cho quá trình sinh trưởng và phát triển của cây. Để xác định thời điểm cần tưới nước cho cây hoa nhài, bà con có thể sử dụng mẹo nhỏ bằng cách dùng ngón tay chọc xuống nền đất khoảng 5 cm, nếu thấy đất khô và rắn thì cần tưới ngay.
– Bón phân cho hoa nhài mỗi tháng một lần: Trong giai đoạn cây đang sinh trưởng phát triển, bà con nên tiến hành bón phân định kì 1 tháng/lần để bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cây hoa nở to và đẹp. Một số loại phân bón bạn có thể sử dụng như: phân chuồng, phân hữu cơ hoặc phân bón hoa học pha loãng với nước và tưới trực tiếp cho cây.
– Cắt, tỉa hoa nhài
Trong suốt quá trình phát triển của cây, bà con nên thường xuyên tiến hành cắt bỏ lá, hoa và những cành bị héo, chết để tạo không gian thông thoáng cho những cành chính đâm chồi.
Không cắt tỉa nên cắt tỉa quá sớm trong giai đoạn cây đang ra hoa mà hãy chờ đến khi kết thúc mùa hoa nở.
– Cắm cọc đỡ
Đối với những loài hoa nhài leo thì bà con cần sử dụng các cọc tre, gỗ có độ dài phù hợp để làm giàn đỡ cho cây tựa vào, tránh để cây bị nghiêng ngả. Khi thân cây phát triển cứng cáp thì có thể bỏ cọc đỡ.
– Che phủ
Vào mùa hè khi thời tiết quá nắng nóng, bà con có thể sử dụng lớp lưới màu để chủ phủ bớt ánh sáng trên diện tích trồng còn vào mùa đông thì có thể dùng những lớp lá thông khô, phân chuồng hoặc phân trộn xung quanh gốc cây.
– Phòng trừ sâu bệnh hại cây hoa nhài
Hoa nhài ít gặp những vấn đề về sâu bệnh, tuy nhiên nếu như trong khâu trồng trọt và chăm sóc không đúng kỹ thuật thì vẫn có thể các loại sâu bệnh hại tấn công như: sâu đục lá, nhện đỏ, các bệnh thối rễ, thối thân,…
Để khắc phục được tình trạng trên thì trước hết bà con phải tìm ra nguyên nhân, sau đó khắc phục bằng những biện pháp sinh học trước. Trong trường hợp sâu bệnh tấn công trên diện rộng và không thể kiểm soát thì có thể sử dụng một số loại thuốc đặc trị để diệt trừ.
Thu hoạch hoa nhài
Sau khi trồng được 1 năm thì hoa nhài bắt đầu cho thu hoạch lứa hoa đầu tiên và thu liên tiếp trong khoảng 7 – 10 năm. Thời điểm thu hoa tốt nhất là vào buổi sáng sớm (7 – 10h) hoặc chiều mát ( 15 – 18h).