Trồng ớt thế nào để năng suất

Ớt là một loại cây gia vị khá quan trọng. Quả ớt gần như không thể thiếu trong bữa ăn mỗi gia đình. Tuy nhiên, việc trồng và chăm sóc ớt số lượng lớn cho những người kinh doanh cũng không phải đơn giản.

Để trồng ớt năng suất, người trồng bắt buộc phải nắm được những kỹ thuật cơ bản dưới đây.

Thời vụ 

Ở những nơi có điều kiện thuận lợi, ớt có thể trồng quanh năm nhưng thường tập trung vào 3 vụ chính là: Vụ Thu Đông, gieo vào tháng 9 và thu hoạch từ tháng 1 đến tháng 3 năm sau. Vụ Đông Xuân, gieo vào tháng 11- 12 và thu hoạch từ tháng 2 đến tháng 6 năm sau.Vụ Xuân Hè, gieo vào tháng 2-3 thu hoạch từ tháng 4 đến tháng 8 tháng 9.

Tuy nhiên, nhiệt độ thích hợp nhất để trồng ớt là từ 25-30oC.

Đất trồng

Cây ớt
Cây ớt

Đất cát pha, đất thịt pha sét, đất phù sa ven sông và đất canh tác lúa là loại  đất thoát nước tốt, thoáng xốp, rất phù hợp để trông ớt. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý đến việc chọn đất ít bị nhiễm phèn, có hàm lượng dinh dưỡng khá, và độ pH đất = 5,5-6,5.

Một điều đặc biệt lưu ý ở đất trồng ớt là đất phải được luân canh lúa, bắp, đậu… tối thiểu 3 năm. Trong đó, vụ trước không trồng cây thuộc họ cà như: ớt, cà chua, cà tím… để phòng nấm bệnh trong đất truyền cho giống cây này.

Chọn giống 

Ớt Sừng Trâu, Chỉ Thiên, Ớt lai TN 255, TN 256… là những giống ớt cay phổ biến đang trồng ở Việt Nam hiện nay. Bạn có thể lựa chọn tùy vào điều kiện cũng như cầu của người trồng.

Chuẩn bị đất trồng

Cày bừa tơi xốp, sạch cỏ và thoát nước tốt trước khi tiến hành gieo trồng ớt. Cần lên líp cao kích thước mặt liếp rộng 1m, chiều cao 20 – 30cm và mương thoát rộng 40 cm cho ớt khi gieo trồng vào mùa mưa.

Dùng màng phủ nông nghiệp chiều ngang 1,2m trồng hàng đôi, cách làm đất, bón lót, trải màng phủ. Việc sử dụng màng phủ rất tốt..

Gieo hạt

Theo thống kê, trung bình lượng hạt giống ớt trồng rơi vào khoảng 150 – 200g/ha, tùy thuộc vào giống và tỷ lệ nảy mầm. Trước khi gieo, cần ngâm ủ hạt giống.

Việc ngâm hạt giống cây ớt có một số điểm phức tạp hơn. Bạn phải ngâm hạt giống trong nước sạch không bị phèn mặn từ 6 – 8 giờ. Sau đó, ngâm số hạt giống này ướt với thuốc trừ nấm Funomyl. Tỷ lệ pha thường là 1g thuốc pha với 1 lít nước và ngâm trong 30 phút. Các hạt ngâm xong được vớt lên rửa sạch và để ráo nước, lấy khăn ẩm gói hạt lại và cho vào bao nylon cột kín miệng để hạn chế bốc thoát hơi nước. Cuối cùng, gói giống này sẽ được mang ủ ở nhiệt độ từ 27 – 280C.

Thông thường, sau khoảng 48 giờ, các giống ớt bắt đầu nảy mầm. Mang những hạt đã nứt mầm đi gieo. Tránh tình trạng để hạt ra rễ quá dài bởi cây mầm sẽ lên yếu, dễ bị gãy mầm mang gieo.

Ớt sẽ được gieo hạt vào bầu đất, Để làm bầu đất, cần chuẩn bị đất tơi xốp, phân chuồng hoai mục, tro trấu,phân lân và vôi. Sau đó, trộn đều chúng lên, sàng kỹ.

Gieo hạt vào bầu rồi tiến hành rải một lớp mỏng phân chuồng hoai sàng kỹ để lấp kín hạt. Tiếp tục rải một lượt thuốc Basudin. Hoạt động này giúp đề phòng kiến và dế, sâu đất phá hại. Xong xuôi, đừng quên tưới đẫm nước, giữ ẩm để hạt dễ nảy mầm. Tiến hành bổ sung tưới NPK, DAP và Urê hoặc phân vi sinh ra rễ Bảo Đắc để cây đủ dinh dưỡng.

Trồng ớt

Khi 25-35 ngày sau gieo, cây mọc từ 4-5 lá thật thì tiến hành  chọn những cây phát triển tốt, không bị nhiễm sâu bệnh đem ra trồng. Phun Thianmectin 0.5ME + Thane M 80WP ở liều nhẹ 3 ngày trước khi đem trồng để phòng trừ sâu bệnh. Đồng thời, một ngày trước trồng, phải cung cấp đủ nước để giúp cây con phát triển tốt ngoài đồng.

Lưu ý về mật độ cũng như khoảng cách trồng cây để đảm bảo sâu bệnh ít ảnh hưởng đến cây trồng cũng như năng suất.

Cụ thể, mật độ và khoảng cách trồng – mật độ phụ thuộc vào trồng ớt vào mùa mưa hay mùa khô. Theo đó, mùa khô nên trồng mật độ trung bình từ 1.700 – 1.900 cây/1.000m2. Cây cách cây trên hàng 0,6m, hàng cách hàng đôi 1,2 – 1,4m, hàng cách hàng của hàng đôi 0,6 mét. Trong khi đó, nếu trồng ớt vào mùa mưa, nên trồng mật độ trung bình từ 1.400 – 1.500 cây/1.000m2, hàng cách hàng từ 1,2 – 1,4m, cây cách cây trên hàng 0,7m.

Đặc biệt, khi trồng cây con, cần trồng cho mặt bầu ngang bằng với mặt đất ngoài đồng. Tiến hành tưới phân vi sinh ra rễ Bảo Đắc để giúp cây ra rễ tốt và phòng bệnh chết cây con saau khi trồng.

Chăm sóc ớt:

Thời điểm nắng ráo, nên tiến hành tỉa bỏ các cành, lá dưới điểm phân cành để cây ớt phân tán rộng và gốc được thông thoáng, hạn chế sâu bệnh phát triển và cho năng suất cao.

Việc làm giàn cho ớt cũng không thể bỏ qua bởi nó giúp cây đứng vững, dễ thu trái, kéo dài thời gian thu hoạch, hạn chế trái bị sâu bệnh do đỗ ngã. Thông thường, giàn ớt được làm bằng cây hay dây ni lông. Cắm 2 trụ cây lớn ở 2 đầu mỗi hàng ớt  rồi dùng dây căng dọc theo hàng ớt nối với 2 trụ cây. Cây ớt cao tới đâu căng dây tới đó để giữ cây đứng thẳng.

Tưới nước:

Mùa mưa cần đảm bảo thoát nước tốt, mùa nắng phải tưới nước đầy đủ. Trong thời gian cây ra hoa và kết trái, nếu nước không được cấp đủ sẽ gây ra tình trạng rụng bông rụng trái. Trong khi tưới quá ẩm hay để quá khô hạn dễ xảy ra các tình trạng: Rụng hoa, rụng trái, cây phát triển kém, giảm bông, chất lượng quả, năng suất…

Tưới rãnh (tưới thấm) là phương pháp tốt nhất, tiết kiệm nước, không văng đất lên lá, giữ ẩm lâu, tăng hiệu quả sử dụng phân bón. Tuy nhiên, cần hạn chế phương pháp tưới này, chuyển sang tưới hốc hoặc tưới phun và giảm tổi đa lượng nước tưới nếu ruộng có cây bị bệnh do các tác nhân gây bệnh ở trong đất.

Bón phân

Phân chuồng, NPK, phân lân, Kali, vôi, ure, Ca(N02)2 là những loại phân bón cần thiết để chăm sóc cây ớt.

Quá trình chăm sóc cây, cần tiến hành bón lót và bón thúc.

Việc bón lót tiến hành trước khi trồng với liều lượng: 50kg vôi, 500 -1.000kg phân chuồng hoai, 25kg super lân, 1,5kg Kali, 1kg Calcium nitrat, 5 – 7kg phân NPK (16-16-8). Để hạn chế cỏ dại, sâu bệnh, giảm hao hụt phân bón, nước tưới, nên sử dụng màng phủ nông nghiệp.

Việc bón thúc chia làm 4 lần bón, nhưng có thể kéo dài hơn tuỳ theo thời gian thu hoạch.

Nên phun bổ sung thêm Canxi, có thể bằng Clorua canxi (CaCl2) phun định kỳ 7-10 ngày/lần để hạn chế thối trái ớt. Phun đồng thời phân vi lượng có Bo để ớt dễ đậu trái và ngừa trái bị sẹo.

Thu hoạch:

Thông thường, ớt trồng từ 35 – 40 ngày sau khi đậu trái có thể bắt đầu chín và thu hoạch được với năng suất đạt trung bình từ 25 – 35 tấn/ha hoặc cao hơn. Nên ngắt cả cuống trái, tránh làm gãy nhánh. Ở các lứa rộ, thu hoạch ớt mỗi ngày, bình thường cách 1-2 ngày thu 1 lần.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline
0966.366.368
Chat qua Zalo
Facebook chat