Trồng dứa năng suất nếu nắm được những kỹ thuật này

Dứa, còn gọi là thơm – loại cây trồng lấy kinh tế khá phổ biến và hiệu quả. Việc trồng dứa có khó không? Cần chú ý những điều gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu.

Thời vụ 

Cây dứa cũng là một trong những loại cây không kén khí hậu nên phù hợp với khí hậu ở cả 3 miền Bắc – Trung – Nam. Ở miền Bắc, người dân thường trồng dứa 2 vụ/năm là vụ xuân (tháng 3 – 4) và vụ thu (tháng 8 – 9). Trong khi đó, miền Nam trồng dứa vào đầu mùa mưa (tháng 4 – 6). Riêng ở miền Trung, dứa được khuyên trồng vào tháng 4 – 5 và tháng 10 – 11.

Đất trồng

Ở mỗi vùng, đất trồng loài cây này lại khác nhau. Ví dụ, ở Đông Nam Bộ và Tây Nguyên, đất trồng dứa là đất đỏ Bazan, đỏ vàng, xám. Ở duyên hải Trung Bộ, đất cát sẽ thích hợp để trồng dứa. Riêng ở ĐBSCL, đất phù sa đều trồng dứa được.

Yêu cầu về đất trồng dứa: Tầng canh tác dày trên 0.4m, tơi xốp, thoáng, khả năng thoát nước tốt bởi bộ rễ của loài cây này yếu và nông.

Yêu cầu pH nước trong đất đối với nhóm dứa Cayenne là 5,0 – 6,0, nhóm Queen là 4,0 – 5,0.

Giống cây 

Chọn dứa giống có nguồn gốc rõ ràng, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép. Đối với giống dứa tự sản xuất, hồ sơ cần ghi lại đầy đủ các biện pháp xử lý hom giống, hóa chất sử dụng, thời gian, tên người xử lý và mục đích xử lý. Riêng với trường hợp giống dứa không tự sản xuất cũng phải có hồ sơ ghi rõ tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân cũng như các yếu tố liên quan.

Chồi giống nên được chọn từ những cây mẹ tốt không sâu bệnh. Nên dùng chồi ngọn và chồi nách để nhân giống. Chồi đem trồng phải mập khỏe, xanh đậm, phiến lá rộng, dày, không sâu bệnh và đảm bảo chiều dài không ngắn hơn 2cm.

Mật độ và cách trồng

Cách trồng cây dứa hiệu quả
Cách trồng cây dứa hiệu quả

Mật độ trồng dứa vào khoảng 55.000 cây/ha. Thông thường, người ta hay trồng dứa thành từng băng, mỗi băng 2 hàng hay còn gọi là hàng kép. Giữa các băng, khoảng cách chừng 60 cm. Trong đó, cây cách cây 30 cm,

Dứa được trồng bằng chồi, đào hố sâu khoảng 15 cm, bón lót, lấp phân, không để chồi dứa tiếp xúc trực tiếp với phân, nõn dứa phải cao hơn mặt đất một chút, lèn chặt đất để cây đứng vững…

Chăm sóc

Mặc dù chịu hạn tốt nhưng vào mùa khô, người trồng vẫn cần giữ ẩm đất để để dứa đạt năng suất cao. Dùng màng nilon phủ lên đất giữa 2 hàng dứa hoặc dùng rơm, cỏ khô để phủ sẽ giúp dứa giữ ẩm và cung cấp thêm chất mùn cho đất.

Ngoài việc thường xuyên làm cỏ xung quanh gốc cũng cần tỉa chồi cho cây dứa. Việc này giúp tập trung dinh dưỡng cho quả.

Bón phân

Trồng dứa vụ đầu hoặc sau mỗi vụ thu hoạch, nên bón lót cho dứa bằng phân hữu cơ vi sinh Nasa Smart với liều lượng 800 – 1.000 kg/ha hoặc 10 tấn phân chuồng và 500 – 700 kg vôi bột/ha.

Riêng bón thúc nên chia làm 3 đợt/năm, rải rác vào đầu – giữa – cuối mùa mưa. Kinh nghiệm để quả dứa đạt năng suất là bón phân 1 lần sau khi hoa nở. Theo đó, 2 bên hàng kép cách gốc 15-20cm, dùng công cụ xới nông rồi rải phân, lấp đất rồi tưới nước ngay. Nên bổ sung các chất dinh dưỡng cho cây, đặc biệt là kali và các chất vi lượng.

Thu hoạch

Thời gian trồng dứa cho thu hoạch rơi vào khoảng 4 – 5 tháng. Khi quả dứa có màu xanh nhạt và một vài mắt ở gần cuống có màu vàng là có thể thu hoạch.

Do dứa chín rất nhanh và tập trung nên lời khuyên được đưa ra là nên quy hoạch diện tích trồng dứa thành từng vùng, từng đợt nhằm so le thời gian ra hoa của dứa.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline
0966.366.368
Chat qua Zalo
Facebook chat