Trồng dong riềng không ưu phiền

Dong riềng là một loại cây được canh tác để làm kinh tế khá tốt. Trồng riềng cũng có những đặc thù riêng, cần phải biết để cây phát triển tốt và cho năng suất. 

Riềng thuộc họ gừng, lên khoa học là Alpinia offìcinamm, Hance. Ở miền Bắc thường trồng riềng đỏ. Còn riềng Vàng trồng ở miền Trung. Riêng miền Nam, Đông Nam Bộ và Tây Nguyên hay trồng riềng trắng. Năng suất củ riềng tươi thường đạt: 45 – 60 tấn/ha, có khi đến 90 tấn/ha.

Thông thường, riềng được trồng và phát triển tốt ở các tỉnh miền núi, trung du và đồng bằng bởi khả năng chịu hạn tốt, chịu rét khá và chống chịu bệnh khô lá.

Thời vụ 

Trồng củ riềng từ tháng 2 đến tháng 5 tại miền Bắc, từ tháng 4-6 tại miền Nam và tốt nhất là vào đầu mùa mưa.

Chọn giống

Có 2 giống riềng cơ bản là củ riềng trắng và củ riềng đỏ. Nhưng trồng bất cứ giống riềng nào cũng nên lựa chọn củ bánh tẻ, nhiều mầm, không xây xát, không sâu bệnh làm giống.

Nhân giống củ riềng có 2 cách là chiết chồi cây con từ bụi cây già hoặc sử dụng củ riềng già không bị sâu bệnh, thối hỏng.

Khi cắt hom, cắt mỗi hom có ít nhất 2 – 3 mắt. Chấm tro bếp vào để hãm nhựa rồi xếp đều trên các khay và để vào nơi khô thoáng, mát mẻ… Sau khi ủ hom từ 1 – 2 tuần, hom riềng sẽ nhú mắt. Đem hom giống đi trồng khi nhú 1-2 mầm với dài khoảng 3 – 5cm.

Đất đai

Trồng giềng
Trồng giềng

Cây riềng có thể trồng ở mọi nơi với độ cao từ 1m- 2500m2 so với mặt nước biển như đồi núi,vườn, sân bãi bạc màu, mặn cớm nắng… Chúng đặc biệt  phát triển mạnh, cho năng suất tốt ở trên các vùng đất bãi, phù sa ven sông với các đặc điểm đất xốp, nhiều mùn, nơi đủ ẩm và có nắng. Nếu đất chua cần bón thêm vôi.

Tuy nhiên, do riềng thường găm sâu rễ vào đất nên cần phải làm đất kỹ, sạch cỏ và cày sâu từ 15-20cm trước khi trồng. Ngược lại, nếu trồng riềng trên đất đồi núi, đất đá, bãi thoát nước thì không cần phải làm đất. Trong khi đó, trồng riềng trên đất ruộng, vườn thì cần lên luống có chiều rộng khoảng 140cm.

Bón phân:

Riềng có thời gian sinh trưởng khá dài, khoảng 280 ngày. Bởi vậy, nếu muốn năng suất cao, cần cung cấp phân bón một cách hợp lý. Cây riềng  cần nhiều phân kali, phân đạm, lân và các nguyên tố vi lượng khác. Việc bón các loại phân này cũng tùy theo từng giai đoạn sinh trưởng của cây.

Thông thường, cần 10 -15 tấn phân hữu cơ, 200 kg N và 120 kg P205, 200 kg K20 cho 1ha trồng riềng.

Tiến hành bón lót toàn bộ phân hữu cơ và lân. và chia bón thúc thành 3 lần, ở giai đoạn cây 5-6 lá (Bón 1/3 đạm + 1/3 kali) đón lần 1. Lần 2, bón sau lần 1 từ 30-45 ngày với 1/3 lượng đạm, 1/3 kali. Lần 3 bón thúc au lần 2 khoảng 50-60 ngày.

Nên dùng rơm rác, lá xanh… phủ gốc làm xốp đất, giữ ẩm cho củ ăn lên và cung cấp thức ăn cho cây nếu muốn cây đạt năng suất cao.

Mật độ và khoảng cách trồng riềng:

30.000-40.000 cây/ha (tùy theo địa hình đất) là mật độ trồng thích hợp đối với giống riềng để đảm bảo sự sinh trưởng và phát triển.

Khi trồng riềng, nhớ đăt củ giống đặt sâu 12-15cm, mầm hướng lên và phủ lên trên lớp đất mỏng. Trồng xong, nên phủ rơm rạ để giữ ẩm mặt luống.

Chăm sóc:

Trong cùng một đợt chăm sóc, có thể tiến hành làm cỏ, xới xáo và vun luống. Có thể chia làm 3 đợt:

Đợt 1: Tiến hành xới nhẹ đất kết hợp bón thúc đợt 1 vào thời điểm cây 5-6 lá. Lưu ý, không bón phân trực tiếp vào gốc cây bởi dễ làm cây chết. Thay vào đó, tiến hành bón phân cách gốc 10-15 cm hoặc bón giữa 2 khóm.

Đợt 2: Kể từ 30-45 ngày sau khi chăm sóc đợt 1, tiến hành làm cỏ, xới xáo, vun gốc chống đổ khi mưa bão.

Đợt cuối: Khoảng 50-60 ngày sau chăm sóc đợt 2, tiến hành xới nhẹ, làm cỏ bón nốt lượng phân còn lại kết hợp vun lần cuối.

Nếu muốn củ to và năng suất, nên phủ mùn rác hoặc trấu vào gốc sau mỗi lần vun xới.

Tưới nước: 

Thời gian ban đầu sau khi trồng hom riềng, duy trì tưới nước thường xuyên để củ mau mọc mầm bén rễ hồi xanh. Sau khi trồng khoảng 2 tuần, tưới thêm phân chuồng ủ mục pha nước cho cây sinh trưởng tốt.

Sâu bệnh:

Do đặc tính cay và nóng nên cây riềng hầu như không có sâu bệnh gây hại. Tuy nhiên, vẫn có một số loại sâu bệnh hại chính trên cây riềng phải kể đến như sâu khoang, bệnh cháy lá, sâu róm, bọ nẹt…

Để phòng trừ sâu bệnh, nên chọn giống ít sâu bệnh, thường xuyên kiểm tra vườn riềng, dọn sạch cỏ dại, bón phân cân đối và không bón thừa đạm. Ngoài ra có thể diệt ổ trứng và sâu non bằng tay, dùng bả chua ngọt…

Thu hoạch và bảo quản

Khi thây đủ ngày tháng, lá chuyển màu vàng, cây rạc dần, nhiều lá gần gốc đã khô là cây đã già, chúng ta tiến hành thu hoạch riềng. Không nên thu hoạch sớm bởi sẽ ảnh hưởng lớn đến năng suất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline
0966.366.368
Chat qua Zalo
Facebook chat