Quy trình kĩ thuật trồng và chăm sóc cây hoa Cẩm Chướng

Hoa cẩm chướng hay còn gọi là cây thanh trúc, một loài hoa đẹp có màu sắc nhẹ nhàng và hương thơm quyến rũ, rất thích hợp trồng trong những khu vườn, ban công hoặc nơi làm việc. Để có thể trồng ra được những cây hoa to đẹp, rực rỡ sắc màu thì bạn cần phải thực hiện đúng quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc.

Điều kiện sinh trưởng của cây hoa cẩm chướng

– Nhiệt độ: Hoa Cẩm Chướng có thể trồng vào mùa hè tuy nhiên năng suất và hiệu quả sẽ không cao bằng mùa đông xuân. Nhiệt độ lý tưởng để loại cây này phát triển là 18 – 25 độ C.

– Ánh sáng: Một yếu tố quan trọng trong quá trình chuyển hóa  hất dinh dưỡng, tạo nên những bộ phận dự trữ trong cây. Chính bơi đặc tính ưa sáng nên cây hoa cẩm chướng thích hợp sinh trưởng tốt trong điều kiện ánh sáng là 1500 – 11000 lux.

– Độ ẩm: Đây là yếu tố tác động trực tiếp đến quá trình sinh lý (quang hợp và hô hấp) của cây. Vì vậy, nếu cây được sống trong môi trường độ ẩm ổn định sẽ tạo điều kiện cho cây sinh trưởng tốt, đạt năng suất và chất lượng cao. Độ ẩm lý tưởng là từ 60 – 70 %

– Đất trồng: Cây hoa cẩm chướng ưa đất thịt nhẹ, tơi xốp có nhiều mùn, màu mỡ, độ thoáng khí và giữ ẩm tốt, đất có tính kiềm nhẹ thích hợp từ 6 – 7, nên trồng ở những nơi dãi nắng, mát mẻ.

– Dinh dưỡng: Trong quá trình trồng và chăm sóc nên bổ sung lượng dưỡng chất đầy đủ để cây hoa phát triển đồng đều. Một số loại phân bón không thể thiếu như: Đạm, Lân, Kali, Canxi, các nguyên tố vi lượng,…

Kỹ thuật trồng hoa

1.Thời vụ trồng

Hoa cẩm chướng
Hoa cẩm chướng

Ở những nơi có khí hậu ổn định, mát mẻ thì trồng được quanh năm còn những khu vực ở Đồng bằng sông Hồng thì tốt nhất nên trồng vào hai vụ thu đông và đông xuân.

  1. Xử lý đất trồng

Trước khi trồng, đất phải được làm kỹ, cày sâu 40-50m, tơi nhỏ. Đồng thời xử lý đất trồng thật sạch bằng ethoprophos 10%, Calcium hypochlorite,…

– Lên luống trồng cao ráo và bằng phẳng. Thông thường luống rộng từ 1 – 1,2m, mặt luống từ 60 – 80cm

-Tưới nước đều trên mặt luống để giữ độ ẩm cho đất khoảng 80 – 85%.

  1. Cây giống và trồng cây

Để đạt kết quả tốt nhất thì cây giống phải đạt các yếu tố cụ thể sau đây:

– Cây trong vườn ươm phải đạt độ tuổi từ 30 -35 ngày

– Cây có chiều cao từ 4 -7cm; đường kính cổ rễ từ 1,5  -2mm và có khoảng 6 – 7 lá xanh non, tươi tốt

– Cây phải cứng cáp, có bộ rễ chắc khỏe, không sâu bệnh, ngọn phát triển tốt.

Hoa cẩm chướng có thể trồng với mật độ từ 200.000 – 230.000 cây/ha. Mỗi luống trồng khoảng 4 hàng, khoảng cách giữa các hàng từ 18 – 20 cm, khoảng cách giữa các cây là từ 15 – 16cm. Hàng ngoài có thể trồng dày hơn còn những hàng trong thì trồng theo kiểu dzích dzắc. Lưu ý khi trồng không nền vùi cổ rễ quá sâu sẽ khiến cây khó phát triển và dễ bị các bệnh như nấm lở cổ rễ.

Kỹ thuật chăm sóc hoa

  1. Tưới nước

Tùy vào thời tiết ở từng vùng để đưa ra chế độ phun tưới phù hợp. Sau trồng khoảng 10 ngày, bạn tiến hành tưới nước cho cây theo định kì khoảng 2 – 3 lần/ngày vào buổi sáng sớm và chiều mát. Công đoạn này nhằm duy trì độ ẩm cho cây giúp cây nhanh bén rễ hơn.

Đến giai đoạn cây đã bén rễ, tốt nhất nên tưới nhẹ bằng phương pháp tưới nhỏ giọt. Lưu ý phải đảm bảo nguồn nước tưới sạch, không gần với nguồn rác thải và phải được xử lý trước khi đưa vào tưới tiêu.

  1. Bón phân chăm sóc

Để thúc đẩy cho cây nhanh phát triển và nở hoa thì trong quá trình chăm sóc bạn nên sử dụng loại phân bón đa năng như: Phân chuồng, phân vi sinh, magiê sulphat,… để bón định kì 2 – 4 tuần/ lần. Tùy vào từng loại phân bón sẽ có những hướng dẫn định lượng cụ thể. Ngoài ra, nếu bạn muốn hoa cẩm chướng cho thời gian thu hoạch lâu hơn thì cần bổ sung thêm vôi để cân bằng độ pH trong đất.

  1. Làm giàn giăng đỡ

Đặc điểm của cây hoa cẩm chướng khi phát triển cành khá cao và mầm yếu nên cần dùng lưới bằng cước hoặc dù để làm giàn đỡ cho cây không bị đổ ngã trong quá trình chăm sóc và thu hoạch.

  1. Bấm ngọn, tỉa nụ

Bạn có thể tiến hành bấm bỏ ngọn đầu khi cây đã phát triển các nhánh. Đồng thời cắt tỉa các nụ bên hoặc nụ bị héo tàn chỉ để lại những nụ chính to khỏe. Đối với hoa kép, tỉa bỏ nụ chính để các hoa còn lại lên đồng đều hơn. Khi nụ chính to bằng hạt ngô thì bắt đầu tỉa. Chú ý trong lúc tỉa nên làm nhẹ nhàng để tránh ảnh hưởng đến các nụ còn lại.

  1. Phòng trừ sâu bệnh

Hoa cẩm chướng trồng trong nhà kính có thể gặp nhiều vấn đề về sâu bệnh hại. Tuy nhiên khi trồng trong đất vườn nhà, nếu bạn thực hiện đúng quy trình chăm sóc và trồng trọt thì vấn đề này không đáng lo ngại. Để hạn chế sâu bệnh xuất hiện thì bạn nên trồng hoa ở những nơi có ánh sáng đầy đủ và không gian rộng rãi, thoáng mát.

Nếu gặp phải các loại sâu bệnh như rệp, sên, ve,… bạn có thể xử lý chúng bằng việc sử dụng các loại thuốc dạng nước để phun diệt trừ.

Kỹ thuật thu hoạch và bảo quản hoa

Khi hoa bắt đầu hé nở 10 – 15% là lúc bạn có thể thu hoạch thu hoạch. Thời điểm thu hoa tốt nhất nên vào buổi sáng sớm (7 – 9h) hoặc chiều mát (15 – 18h).

– Sau khi thu hoạch thì cắm hoa ngay vào xô nước hoặc vào dịch xử lý ức chế sinh ethylene để có thể giữ hoa tươi lâu hơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline
0966.366.368
Chat qua Zalo
Facebook chat