Phương pháp trồng và chăm sóc cây hoa hồng trong chậu

Không chỉ mang vẻ đẹp kiêu sa và quyến rũ, hoa hồng còn là loài hoa tượng trưng tình yêu và niềm khao khát vươn tới cái đẹp, được rất nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên để có thể trồng ra những chậu hồng tươi đẹp và nở hoa quanh năm lại không hề dễ dàng.

Hãy cùng chúng tôi tham khảo bài viết về phương pháp trồng và chăm sóc để có những chậu hoa hồng đẹp nhất.

Chuẩn bị các nguyên liệu, dụng cụ để trồng

  1. Chọn giống hoa

Trên thị trường có rất nhiều giống hoa hồng khác nhau. Bạn có thể lựa chọn trồng bằng hạt giống hoặc giâm canh. Tốt nhất, bạn nên chọn giống là những cây con được ươm sẵn, đặc biệt là những cây mập mạp, tươi tốt, có cành nhiều, lá nhiều vì tỉ lệ sống sẽ cao hơn và không tốn nhiều thời gian.

  1. Lựa chọn đất và làm đất trồng
Trồng hoa hồng trong chậu
Trồng hoa hồng trong chậu

– Mặc dù hồng là loài hoa rất dễ trồng và sinh trưởng tốt ở nhiều môi trường khác nhau, tuy nhiên để cây phát triển ra hoa nhiều thì bạn nên chọn trồng ở những vùng đất tơi xốp, có độ thoát nước tốt để tránh nước tưới bị ứ đọng làm hư bộ rễ.

– Ngoài ra, người trồng có thể mua đất sẵn hoặc sử dụng đất trộn phân hữu cơ đã hoai mục như trùn quế, xơ dừa… để lót dưới bầu cây trước khi trồng.

– Để xử lý các mầm bệnh xuất hiện trong đất, bạn nên bón lót với vôi rồi phơi ải từ 7 – 10 ngày trước trồng.

  1. Chuẩn bị dụng cụ trồng

Sau khi đã làm xong đất trồng, bạn cần chú ý đến khâu lựa chọn chậu trồng sao cho phù hợp với độ tuổi và kích thước của cây. Thông thường loại chậu được sử dụng nhiều nhất có kích thước chiều cao 30cm, đường kính khoảng 40cm

Ngoài ra bạn cần chuẩn bị thêm một số dụng cụ làm vườn khác như: gang tay cao su, kéo cắt tỉa, xẻng nhỏ để đánh đất,…

  1. Chọn vị trí, hướng ánh nắng thích hợp để trồng

– Hoa hồng rất thích hợp sống trong điều kiện thoáng gió và có nhiều ánh nắng. Vì vậy bạn cần quan sát và lựa chọn đặt chậu hoa hồng ở những nơi có ánh nắng mặt trời chiếu buổi sáng hoặc nắng chiếu xuyên.

– Tránh trồng hoa ở những nơi tập trung ánh nắng quá nhiều hoặc thiếu sáng bởi nó sẽ khiến cây dễ bị cây dễ mắc bệnh, chất lượng hoa xấu, kém năng suất.

Cách trồng hoa hồng

Để có được những bông hồng đẹp ra hoa vào quanh năm thì công đoạn trồng cây cũng rất quan trọng:

– Trước tiên, bạn hãy lấy một ít than củi khô hoặc sỏi để lót vào phần đáy chậu nhằm tạo điều kiện tốt hơn cho việc thoát nước, tránh để rễ bị ngập úng. Sau đó cho đất đã chuẩn bị vào 2/3 chậu. Tiếp đến, tạo một hố có kích thước vừa với bầu đất của cây và đặt cây vào.

-Trong khi trồng, bạn nên dùng ngón tay nhấn chặt để gốc không bị lỏng. Để nơi thoáng mát 3-5 ngày rồi đem cây ra vị trí có ánh nắng nắng, đồng thời tăng lượng nước tưới.

Cách chăm sóc cây hoa hồng

1.Tưới nước

Tưới ít nước hoặc tưới nước không đúng cách cũng là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến các hiện tượng lá cây bị rụng vàng và nhiều sâu bệnh. Vì vậy, bạn nên bổ sung đủ lượng nước mỗi ngày cho cây.

Thời gian thích hợp nhất để tưới nước là vào sáng sớm hoặc buổi chiều mát. Khi tưới cây, bạn nên tưới nhẹ bằng vòi phun và tránh tưới quá nhiều nên lá và nụ.

  1. Bón phân cho cây

Đây là một công đoạn không thể thiếu trong quá trình trồng và chăm sóc hoa hồng.

– Khoảng từ 4 – 5 ngày sau trồng, bạn cần tiến hành phun phân bón lá

– Từ 10 – 15 ngày khi cây ra rễ và lá non thì tiếp tục bón bổ sung phân hạt Dynamic và phân dơi khô quanh gốc cây rồi tưới đều nước để cây hấp thụ tốt các dưỡng chất.

– Sau đó cứ theo định kỳ mỗi tháng 1 lần, tiến hành phân bón lá và gốc. Lưu ý: không được rắc phân trực tiếp lên hoa bởi nó sẽ khiến hoa nhanh tàn.

  1. Tỉa cành lá, tỉa nụ

Việc cắt tỉa như vậy sẽ giúp cho cây khỏe hơn và tập trung nhiều dinh dưỡng tốt hơn cho cây hơn.

Đối với hoa đã nở hoặc bị hư thì nên cắt bỏ luôn. Khi cắt cần cắt bấm ngọn thêm hai tầng lá để tạo sức đâm nhánh mới cho cây và phát triển ra những nụ hoa mới.

  1. Phòng trừ sâu bệnh

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến sâu bệnh ở cây hồng. Dưới đây là một số thông tin có thể giúp bạn phát hiện và ngăn ngừa nhanh chóng các loại sâu bệnh gây hại:

– Bệnh phấn trắng: trên các lá non hoặc lá bánh tẻ và cổ bông chúng sẽ làm lá biến dạng, thân khô, cây chết, trị bệnh này bạn dùng thuốc Score 250 ND hoặc Anvil 5 SC.

– Bệnh đốm đen: Trên lá xuất hiện những vết đốm tròn màu xám hoặc đen, bệnh này có thể sử dụng thuốc: Daconil 500 SC, Đồng Oxyclorua 30 BTN, Anvil 5 SC.

– Bệnh gỉ sắt: Lá xuất hiện vết lấm tấm màu vàng cam, hoặc đỏ gạch bệnh làm lá khô cháy, dễ rụng, hoa nhỏ, trường hợp này sử dụng thuốc phòng trừ là Kocide, Daconil 500 SC,…

  1. Thu hoạch hoa hồng

Khi hoa bắt đầu hé nở những cánh ngoài cũng là lúc có thể thu hoạch. Bạn có thể cắt hoa cắm bình hoặc chơi nguyên trong chậu.

Để hoa tươi được lâu hơn, bạn nên cắt vào buổi sáng sớm hoặc chiều mát. Khi cắt cần cách gốc cành chừa lại 3 – 4 lá để phần cành hồng còn lại sẽ cho những chồi mới để tiếp tục ra hoa.

Hy vọng với những kiến thức chia sẻ trên sẽ giúp các bạn hiểu thêm về cách trồng và chăm sóc cây hồng để luôn có những vườn hoa không chỉ tươi tốt mà còn nở rộ quanh năm.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline
0966.366.368
Chat qua Zalo
Facebook chat