Phương pháp trồng hoa cẩm tú cầu từ hạt giống và giâm cành

Loài hoa cẩm tú cầu vừa duyên dáng vừa quyến rũ được săn đón nhiều nhất trong những dịp đặc biệt như lễ, tết, tiệc cưới,…Không như những loài hoa khác, điều đặc biệt ở cây cẩm tú là màu sắc của hoa có thể thay đổi tùy thuộc vào điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu. Trong những năm gần đây, loài hoa này đang được trồng và phát triển rộng rãi ở Việt Nam, trở thành một trong những mô hình sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Trồng hoa cẩm tú cầu không hề khó, bạn có thể tham khảo các phương pháp trồng và chăm sóc dưới đây

Đặc điểm hình thái và sinh trưởng

Cẩm tú cầu là một loài hoa đẹp, có tên khoa học Hydrangea macrophylla. được trồng nhiều ở vùng Bắc Mỹ và các nước châu Á. Đây là một dạng cây bụi, có thân mềm màu xanh, phân nhiều nhánh. Hoa có hình cầu tròn với các cánh nhỏ mỏng manh xếp chồng lẫn nhau. Đặc biệt hơn là hoa cẩm tú cầu có rất nhiều màu sắc khác nhau và có thể thay đổi tùy theo độ PH của đất.

Loài hoa này có tốc độ sinh trưởng khá mạnh mẽ, thích hợp sống trong môi trường ẩm với khí hậu mát mẻ. Ở Việt Nam, hoa cẩm tú cầu được trồng nhiều ở vùng đất Đà Lạt, nó có thể cho ra hoa quanh năm, nhưng mùa nở rộ đẹp nhất thường vào mùa xuân.

Hướng dẫn cách trồng hoa cẩm tú cầu

Hoa cẩm tú cầu
Hoa cẩm tú cầu

Chính bởi hoa cẩm tú cầu có tốc độ sinh trưởng khá nhanh nên nó cũng rất dễ trồng. Bạn có thể trồng chúng từ hạt giống hoặc giâm, chiết cành.

1.Phương pháp trồng từ hạt giống

Phương pháp trồng này cũng rất thú vị bởi hạt hoa cẩm tú cầu là độc nhất. Chúng không phải là bản sao của cây mẹ mà mỗi hạt giống hoa sẽ cho ra một giống mới. Cách trồng này trải qua 5 bước cụ thể như sau

Bước 1: Lấy hạt giống từ cây mẹ

Khi hoa bắt đầu tàn héo, bạn có thể tiến hành cắt cuống rồi lấy đầu hoa khô cho vào trong túi. Sau vài ngày, lắc nhẹ túi để lấy hạt ra khỏi hoa. Do kích thước của hạt hoa cẩm tú rất nhỏ nên khi lấy bạn nên cẩn thận, tránh để hạt bị rơi ra ngoài sẽ rất khó tìm. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng hạt giống mua sẵn tại các cơ sở chuyên về giống cây trồng uy tín.

Bước 2: Xử lý đất trồng

Yếu tố quan trọng trong giai đoạn ươm hạt chính là đất. Đảm bảo đất sạch, có độ tơi xốp và giàu dinh dưỡng, có khả năng thoát nước tốt.  Bạn có thể sử dụng hỗn hợp đất với tỷ lệ là 6 (đất akadama loại nhỏ) : 3 (đất mùn ẩm) : 1 (đất khoáng).

Bước 3: Tiến hành gieo hạt trồng hoa cẩm tú cầu

Bạn có thể gieo hạt giống trực tiếp lên bề mặt đất. Sau đó, tưới phun sương để giữ ẩm cho đất giúp cho hạt giống hoa nhanh nảy mầm. Nếu gieo trong khay hoặc bầu ươm thì mỗi khay bạn nên gieo từ 3 – 4 hạt, sau đó bọc bằng nắp nhựa để giữ độ ẩm của đất và hạt.

Ngoài ra, để kích thích hạt nhanh nảy mầm ( 3 – 7 ngày), bạn có thể sử dụng phương pháp tưới đẫm nước sôi 1 lần duy nhất vào bầu ươm.

Bước 4: Chọn vị trí gieo trồng thích hợp

Để đẩy nhanh tốc độ nảy mầm, hạt giống cần nguồn ánh sáng đầy đủ. Chính vì thế khi gieo xong thì cần đặt khay hoặc chậu ở nơi có nhiệt độ ổn định. Sau khoảng 2 tuần, hạt tú cầu sẽ nảy mầm phát triển thành cây con.

Bước 5: Trồng cây con

Trước khi trồng, bạn cần tiến hành bón phân hữu cơ vào đất. Khi cây con phát triển có khoảng 4 – 5 lá thật khỏe mạnh, lúc này bạn có thể lấy ra trồng trong vườn hoặc chậu ( lưu ý chậu cần có độ thoát nước tốt).

Tiếp tục duy trì ánh sáng và độ ẩm cần thiết của đất cho đến khi cây trưởng thành hoàn toàn.

1.Phương pháp trồng bằng giâm, chiết cành

Bước 1: Cắt cành giâm

Đầu tiên, bạn cần chọn một đoạn cành chiết khỏe dài khoảng 30 – 40cm, có nhiều búp và nụ to ở trên, lá tươi tốt, thân cành màu nâu sẫm. Sau khi cắt thì mang đi ngâm trong nước khoảng 5 – 6 giờ để kích thích cành ra rễ nhanh.

Bước 2: Chuẩn bị đất

Đất trước khi trồng cần được làm sạch cỏ dại, phun khử trùng các loại nấm bệnh. Đồng thời bổ sung các dưỡng chất cho đất bằng cách sử dụng phân chuồng ủ hoai mục, phân bò khô, phân trùn quế và mùn dừa đã qua xử lý.

Bước 3: Cắm cọc cố định vào cành giâm

Sau khi cành đã mọc rễ thì cắm vào đất ẩm. Sau đó dùng các cọc tre hoặc gỗ để buộc có định các cành lại. Không nên trồng ở những nơi thiếu ánh sáng và phải thường xuyên kiểm tra độ ẩm của đất để điều chỉnh cho phù hợp.

Bước 4: Cắm thêm cành

Đợi đến khi cây đã khỏe mạnh, vững vàng thì bạn có thể tiến hành cắm thêm những cành khác rồi tưới nước cho cây đủ ẩm.

Đắp thêm vỏ cây mục để giữ độ ẩm cho cành. Sau một thời gian, khi thấy cây đã cứng cáp và phát triển các chồi mới thì có thể đánh lên để trồng vào vị trí đã chuẩn bị.

Mẹo chăm sóc đơn giản cho cây cẩm tú cầu ra hoa đẹp

-Tưới nước:

Vốn là loài cây ưa nước nên việc cung cấp nước thường xuyên cho cây là rất cần thiết đặc biệt là vào mùa khô hạn. Khi thấy cây có dấu hiệu héo rũ phải lập tức tưới nước ngay để cây phục hồi đồng thời không ảnh hưởng tới khả năng ra hoa của cây. Tuy vào từng trường hợp để cần căn chỉnh lượng nước hợp lý, tránh để cây bị ngập úng.

-Bón phân:

Hoa cẩm tú cầu rất dễ trồng và sinh trưởng tốt. Thế nên, bạn chỉ cần bổ sung phân bón khi đất trồng thiếu dinh dưỡng. Một năm bạn nên bón phân  từ 1 đến 2 lần vào cuối đông đầu xuân. Lượng phân bón tùy thuộc vào từng giai đoạn phát triển của cây.

-Tỉa cành, lá: Thường xuyên tỉa bớt lá, cành héo úa để giúp cây không bị bệnh. Những lá to hoặc cành phát triển quá cao thì cũng cần cắt tỉa bớt để tập trung dinh dưỡng phát triển cây.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline
0966.366.368
Chat qua Zalo
Facebook chat