Hoa Nghệ Tây không chỉ là một trong những loài hoa có màu sắc nổi bật, mà bên trong nó còn chựa đựng một sản phẩm mang lại giá trị kinh tế rất cao đó chính là nhụy Nghệ Tây (Saffron). Chính bởi những công dụng thần kỳ trong nhiều lĩnh vực mà hiện nay rất nhiều người quan tâm đến cách trồng loài hoa này.
Đặc điểm của cây hoa nghệ tây
Hoa Nghệ Tây có tên khoa học Crocus sativus, là một phần trong chi Crocus với hơn 90 loài hoa khác nhau. Được trồng nhiều ở các nước nước Tây Nam Á, đặc biệt là Iran với hơn 80% sản lượng nhụy hoa cung ứng trên toàn thế giới.
– Cây hoa Nghệ Tây có thể cao tới 20 – 30cm, hoa có những cánh mỏng màu tím nhạt, nhụy hoa màu vàng. Mỗi cây cho ra khoảng từ 5 – 11 lá trắng, có hình dáng khá mỏng và thẳng, đường kính khoảng 1 – 3mm.
-Ngoài các công dụng là một dược liệu quý trong y học thì nhụy hoa Nghệ Tây còn là một l thảo dược thần kỳ trong lĩnh vực làm đẹp được nhiều chị em săn đón.
Kỹ thuật trồng cây hoa nghệ tây cho giá trị kinh tế cao
- Xác định Thời điểm gieo trồng
Chính bởi công dụng thần kỳ và giá trị kinh tế cao mà hoa nghệ tây được rất nhiều người quan tâm và tìm hiểu cách trồng. Tuy nhiên, điều kiện khí hậu và thời tiết ở Việt Nam lại không có nhiều thuận lợi cho việc trồng giống cây này. Chính vì vậy, bạn nên lựa thời điểm trồng là khi tiết trời bắt đầu se lạnh sang thu mùa thu ( từ tháng 9 đến tháng 11).
- Đất trồng
Đất trồng là một trong những yếu tố rất quan trọng khi trồng hoa nghệ tây bởi Không phải loại đất nào cũng có thể trồng được cây này. Loại đất tốt nhất có thể trồng là đất giàu mùn, hàm lượng hữu cơ cao, tơi xốp.
Trước khi gieo cũ, bạn cần làm đất bằng cách sâu, bừa kỹ và làm sạch hết cỏ dại, tàn dư thực vật từ những cây trồng khác.
Ngoài ra để cải thiện khả năng thoát nước của đất thì bạn có thể sử dụng phương pháp nâng nền đất.
- Cách trồng hoa nghệ tây
Hoa nghệ tây không tạo ra hạt, nó thường được nhân giống từ củ. Chính vì vậy mà khâu lựa chọn củ giống đạt chất lượng là rất quan trọng. Các bạn nên chọn những củ giống có kích thước đồng đều, nguyên vẹn, không bị sứt sẹo, nấm bệnh.
Mỗi mùa vụ, củ hoa nghệ tây có thể sinh ra tối đa 8 – 10 củ con, từ đó sẽ mọc lên những cây mới và mùa vụ tiếp theo. Bạ lấy cây trồng trực tiếp vào đất (vườn hoặc ruộng,…). Tạo hố trồng sâu khoảng từ 10cm – 15cm ( tùy vào kích thước rễ cây), trồng với khoảng cách từ 10 – 15cm để đảm bảo không gian thông thoáng cho cây phát triển.
-Sau khi cho cây xuống hố thì tiến hànhlấp lớp đất mỏng. Sau đó, tưới nước giữ ẩm cho cây
Kỹ thuật chăm sóc hoa nghệ tây
– Nếu hoa nghệ tây được trồng trong môi trường phù hợp thì việc chăm sóc cũng không tốn quá nhiều thời gian và công sức. Sau khi trồng bạn chỉ cần chú ý bổ sung lượng nước vừa đủ cho cây, không nên để đất quá khô hoặc quá ẩm sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát triển.
– Thường xuyên theo dõi khu vực trồng, nếu thấy củ bị trồi lên mặt đất thì cần vun đất thêm.
– Không nên trồng cây hoa nghệ tây ở nơi ẩm ướt, vùng ánh sáng yếu.
Hướng dẫn cách lấy nhụy hoa
– Công đoạn thu hoạch hoa nghệ tây mất khá nhiều thời gian và công sức. Để có thể làm ra 1 kg sợi nhụy tây, người trồng cần phải tiến hành làm thủ công bằng tay từ 110.000 đến 150.000 bông.
– Sau khi thu hoạch đến công đoạn phơi, sấy khô cũng rất cầu kỳ. Đặc biệt, nhụy hoa nghệ tây phải được làm khô ngay sau khi thu vì nó rất dễ bị hỏng và mốc. Trong khi sấy, bạn cũng không nên sấy ở nhiệt độ quá cao vì như thế sẽ làm giảm chất lượng của sản phẩm và mang lại giá trị kinh tế không cao.
– Để bảo quản nhụy nghệ tây trong thời gian dài cũng như giữ được các dưỡng chất quý báu trong đó thì bạn nên sấy ở nhiệt độ là 110ºC trong thời gian khoảng 1 phút.