Phòng trừ sâu bệnh đúng cách cho cây vú sữa

Cây vú sữa trở thành cây ăn quả chủ lực ở khu vực Nam Trung Bộ, tuy nhiên, để có 1 mùa vụ tốt, bà con nông dân gặp không ít phiền toái với dịch sâu bệnh.

Cây vú sữa đạt chiều cao trung bình khoảng 12m mỗi cây có độ sinh trưởng khá ấn tượng, cây thích hợp trồng vào mùa mưa bởi lúc này trong đất luôn có độ ẩm cung cấp cho rễ, nên có thể hạn chế tưới nước cho cây.

Tuy nhiên, trong quá trình ra hoa kết trái vú sữa, bà con phải chú ý đến phòng trừ sâu bệnh tránh để ảnh hưởng đến quả làm giảm năng suất cây trồng.

Các loài sâu bọ thường gặp trên cây vú sữa

Cây vú sữa
Cây vú sữa

Có khá nhiều sâu bệnh hại trên cây vú sữa, nhưng thường gặp nhất là giai đoạn nuôi quả lớn và khi thu hoạch quả chín. Phải kể đến nhiều loại sâu rệp ăn thân hại cành đục quả như:

Sâu ăn hoa: Đây là loài sâu thường gặp khi cây vú sữa bắt đầu ra hoa, chúng tấn công vào các nhụy non, hút dinh dưỡng và sinh nấm ruồi khiến hoa vú sữa có màu đen kết tảng bột cản trở sự ra quả. Khi nốt đủ to sâu ăn hóa để lại các vết nứt trở nên cứng, có màu đen.

Sâu đục thân: Đây là loài sâu gây hại trên cành và quanh năm nên phải theo dõi cây thường xuyên để có cách phòng trị hiệu quả tốt nhất. Chúng cắn thân để lại vết răng cưa, gặp thời tiết ẩm sẽ phát nấm và rệp khiến cây vú sữa giảm tỷ lệ kết quả.

Sâu đục quả: Vào thời kỳ quả non, bọ sâu sẽ chích vào tế bào biểu bì tạo ra các mảng sẹo màu xám trên vỏ khiến quả rám đen. Lúc này trong quả non có ấu trùng ruồi đen khiến quả thối và rụng xuống gốc, nếu không làm gốc thường xuyên sẽ dẫn đến tình trạng nấm thân cây.

Nấm Lasio diplodia Theobromac: Đây là loại nấm gây ra bệnh tán thư thối quả có trên cây vú sữa.

Vi khuẩn sẽ xâm nhập từ khi trái còn nhỏ gây ra. Vết bệnh ban đầu chỉ là một đốm nhỏ màu đen, gặp thời tiết ẩm bệnh phát triển mạnh, lây lan khiến tỷ lệ trái thối hỏng lên tới 20-25%.

Bọ cắt lá: Loài bọ này cắt lá và gặm lá non làm khuyết cành, đứt cành, ảnh hưởng đến tiến độ ra hoa của cây.

Sâu ăn lá: Không thể không để ý sâu non có sức ăn phá rất mạnh ăn trụi lá trong thời gian ngắn, sâu còn đục vào ngọn vú sữa gây khô chết ngọn ảnh hưởng đến quá trình ra quả.

Cách phòng trừ sâu bệnh cho cây vú sữa

Cần hạn chế phun thuốc diệt quả cho cây đồng thời tưới nước thường xuyên vào mùa khô để giảm tỷ lệ cây chết và giúp cây phát triển nhanh đặc biệt trong 2 năm đầu.

Dưới chân gốc cây, bà con phải làm cỏ thường xuyên, ủ rơm dạ vôi boottj hạn chế sự phát triển của nấm và giữ ẩm cho rễ.

Bà con chú ý làm sạch gốc xoài thường xuyên, xén ngọn tỉa cành định kỳ để tránh tình trạng nấm trùng, thu gom thiêu hủy các lá non bị cắt rơi xuống đất, cày xới đất dưới tán lá cây bị hại để diệt sâu bướm.

Đối với cây ít năm, bà con cần tiến hành thu họach khi trái phát triển đạt đến hình thái và màu sắc đặc trưng của giống. Tỉa bỏ lá, trái bị nhiễm nặng, dùng máy bơm phun nước lên những chỗ có rệp để rửa trôi đồng thời phun thuốc và bổ sung dầu khoáng DC- Tronplus 0.5%.

Bà con cần cắt tỉa cành sau khi thu hoạch, bón phân hữu cơ cách gốc 15cm để giữ ẩm, trước đó cần tưới thân dưới vòi nước có áp lực cao để diệt rệp và nấm mốc.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline
0966.366.368
Chat qua Zalo
Facebook chat