Táo là loại cây quen thuộc được gieo trồng nhiều ở các địa phương. Tuy nhiên, đây là loại cây gặp nhiều sâu bệnh và khó chăm sóc nhất trong hệ cây ăn quả.
Thường xuyên gặp tình trạng sâu bệnh, nhiều bà con khó khăn trong việc lựa thời điểm sâu bệnh để đối phó.
Không chỉ là thứ quả bổ dưỡng, táo rất giàu chất ô xy hóa có tác dụng ngăn ngừa lão hóa, tăng sức đề kháng hiệu quả. Các nhà khoa học cho hay, cứ 100 gr táo ta sẽ có khoảng 400 – 600 vitamin C, hàm lượng này cao gấp 10 lần lượng vitamin C có trong quả cam, quýt.
Hiện nay, do nhu cầu, một số nhà có diện tích đất vườn muốn trồng táo để có thể thưởng thức táo sạch, tuy nhiên, để có thể có những trái táo ngon không nhiễm sâu đục quả thì thực nhiều gia đình còn bỡ ngỡ.
Các loại sâu hay khi trồng táo ta
Sâu cắn lá, cuốn lá cây: Các lá bị sâu cuốn là thường xoăn cứng, xuất hiện ổ mảng trắng nham nhở thậm chí héo lá. Đây là loài sâu xuất hiện trong mùa hè từ giữa tháng 4 đến cuối tháng 8 trong thời gian cây táo ra hoa. Bệnh này xuất hiện do côn trùng đục thân đẻ trứng, 1 số xuất hiện trong những quả táo non.
Sâu quả: Bệnh xuất hiện do côn trùng đẻ trứng đục thân trong các quả táo non. Vào tháng 6-7, các con xén tóc đẻ trứng vào thân cây và quả, trên thân quả xuất hiện những vết gặm tròn nham nhở, ở thân cây do bị cắt đường vận chuyển nhựa nên thân cây bị vàng, chết lá.
Bệnh phấn trắng ở lá: Đây là bệnh thường phát triển trên lá non, khi gặp điều kiện ẩm độ không khí trên 85% và nhiệt độ thấp dưới 20 độ C – giai đoạn nuôi quả, già cành.
Bệnh thối quả: Bệnh thối quả thường phát sinh khi quả già sắp chín cuối tháng 12, chỉ trong vòng 1 tuần quả bị thâm đen gốc, các quả trên cây bị thối rữa, teo tóp khô nhăn. Bệnh này chủ yếu do nấm gây nên, một số loại nấm phổ biến như: vi khuẩn Erwinia, Phytophthora cactorum.
Kiến mọt: Trong thời gian táo ra hoa, trên thân cây xuất hiện kiến, mọt thân dẫn đến rụng lá. Kí sinh hút hết dưỡng chất trên cây khiến cây bị rụng cành.
Phòng trừ sâu ăn lá của cây táo ta
Để phòng sâu bệnh, trước hết, chúng ta cần cắt tỉa những cành lá bị bệnh đồng thời tiến hành phun thuốc Wafatox pha loãng theo tỉ lệ 0,1%, phun định kỳ 15 ngày/lần.
Khi táo ra hoa bạn hãy hạn chế phun thuốc để tránh hiện tượng rụng hoa. Trong trường hợp sâu đục táo quả non, bạn có thể phun Bi 58 pha loãng, nồng độ khoảng 0,07%.
Cho đến khi thu hoạch, bạn vẫn cần phun thuốc để đề phòng sâu đục quả non.
Tránh hại thân do xén tóc, bạn hãy dùng dao sắc rạch thân cây theo đường sâu gặm để bắt sâu non, sau đó pha dung dịch thuốc Wofatox với tỉ lệ 0,2% bôi vào chỗ gặm.
Khi phát hiện cành lá bị héo đột ngột bạn phải cắt bỏ kịp thời ngay những cành bị sâu và tiêu diệt sâu non, thường xuyên cắt tỉa những cành lá vô hiệu và quả sâu để tán cây thoáng gió và hứng nhiều ánh sáng.
Trong trường hợp phát hiện thối quả, chúng ta buộc phải thu hoạch sớm, sau đó phun thuốc quanh thân diệt nấm Penicillium expansum
Đối với trường hợp phát hiện nhện đỏ bám cây, bạn cần sử dụng thuốc Comite 73EC để phun diệt trừ nhện tuy nhiên tuyệt đối không phun thuốc này định kỳ cho cây sẽ khiến cây nhanh úa lá, chết cành.
Ngoài ra, chúng ta cần vệ sinh quanh gốc, nhặt cỏ, phạt rêu, thu gom của thối rụng để tránh vi khuẩn kí sinh.
Hi vọng bài viết trên sẽ giúp ích cho những ai muốn trồng nho trong nhà một cách hiệu quả!