Cải tạo đất vùng đồng bằng bị nhiễm mặn và phèn

Ở Việt Nam có khoảng ba triệu hecta đất ở các vùng đồng bằng bị nhiễm mặn và phèn, chiếm khoảng 40% diện tích đất nông nghiệp (6,9 triệu hecta, 1996) trong đó đất phèn gần 2 triệu hecta và đất mặn khoảng 1 triệu hecta. Việc khai thác phần diện tích này một cách có hiệu quả phục vụ sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp ngày càng trở nên cấp bách và có ý nghĩa quan trọng đối với nền kinh tế..

Cải tạo đất phèn, đất nhiễm mặn là vấn đề khó khăn phức tạp đối với các nhà khoa học về cải tạo đất của nước ta và nhiều nước trên thế giới. Trong những năm gần đây, ở nước ta đã có nhiều đề tài nghiên cứu về đất phèn, đất nhiễm mặn, đã đạt được những thành công và kết quả nhất định.

Muốn cải tạo gần ba triệu hecta đất phèn, đất mặn để đưa vào khai thác, cần phải tìm hiểu nguồn gốc, sự phân bố, phân loại, sinh thái, môi trường của mỗi vùng đất phèn, đất mặn, hiểu rõ lý tính, hoá tính, những độc chất và sự biến động của các độc chất trong các nhóm đất này, từ đó tìm ra phương hướng sử dụng tốt nhất cho từng vùng nhằm đưa lại hiệu quả cao trong đầu tư khai thác chúng.

Sự hình thành đất phèn là kết quả của sự tích tụ pyrit trong điều kiện đất ngập nước, ở đất chứa nhiều chất hữu cơ, sunphat, sắt và nhôm. Đất phèn được hình thành ở vùng nước lợ hoặc vùng biển cũ

Cải tạo đất nhiễm mặn

Sự phát triển của đất phèn là kết quả của việc tiêu nước ở đất chứa nhiều phèn (pyrit). Pyrit được tích tụ trong điều kiện đất ngập nước ở đất chứa nhiều chất hữu cơ và nhiều sunphat, pyrit bị ô xy hoá trở thành axit sunphuaric. Axit sunphuaric phát triển ở những nơi mà hàm lượng canxi và magiê thấp và kết quả của quá trình này làm cho pH trong đất hạ xuống dưới 4.

Đất phèn, có nơi còn gọi là đất chua mặn. Trên thế giới đất phèn được gọi bằng một số tên sau :

Năm 1886 Van Bernmelen gọi là “Catclays“ muốn chỉ đất chua có tầng sunphát sắt hay sunphát nhôm. Đặc biệt có tầng chứa nhiều sét với mầu xanh đen như mắt mèo.

Năm 1956 Edelman và Van Staveren gọi là “Mudclays” muốn chỉ tầng đất này chứa nhiều sét bùn, chua, có chất nhờn.

Ngoài ra còn có các tên khác như : “Daroxit“ muốn chỉ tầng đất chứa phèn màu “vàng trấu hay vàng rơm của phức hợp KFe3(SO4)2(OH)6 và các tên “Thiosol “ acit peat soils” “ strong acid sulphat soil of salty padly filds.”

Đến nay đã có ba cuộc hội thảo Quốc tế lớn về đất phèn đã được tổ chức và đều lấy tên chung là “acid sulphate soils “.

Ý nghĩa của việc cải tạo đất phèn đối với sản xuất nông nghiệp và cải tạo

Môi trường với diện tích đất nông nghiệp là 6,9 triệu hecta, Việt nam là nước có diện tích đất canh tác tính theo đầu người rất nhỏ (gần 1.000m2 / người – năm 1997). Trong đó riêng đất phèn chiếm gần hai triệu hecta, đất nhiễm mặn gần một triệu hecta. Tổng số đất phèn và đất phèn mặn chiếm hơn 40% diện tích canh tác.

Trong đất phèn một số độc tố có hàm lượng rất cao so với mức chịu đựng của cây, làm cho quá trình sinh lý của cây trồng bị kìm hãm, nhiều chất dinh dưỡng cho cây thiếu, đặc biệt là lân và đạm, vì vậy cây trồng thường có năng suất thấp và không ổn định. Nhu cầu sử dụng đất phèn và đất nhiễm mặn phục vụ sản xuất nông nghiệp ngày càng trở nên cấp bách hơn đối với đất nước chúng ta.

Để có năng suất ổn định và tiến tới tăng năng suất cây trồng trên đất phèn, bắt buộc chúng ta phải nghiên cứu sử dụng đất phèn hợp lý, cải tạo đất phèn, nhằm giảm bớt hàm lượng cao của các độc tố và tăng chất dinh dưỡng cho cây.

Diện tích đất phèn trên thế giới có khoảng 12,6 triệu hecta, chiếm 8% diện tích canh tác trên toàn thế giới, riêng diện tích đất phèn ở Việt Nam chiếm gần 16% tổng diện tích phèn trên thế giới.

Đối với những vùng phèn nặng và phèn trung bình vào mùa khô trên mặt ruộng thường suất hiện lớp muối Al2(SO4 )3 màu trắng khi khô thì dòn, nhẹ, xốp, khi ướt thì lầy nhầy, vào trận mưa đầu mùa, lượng muối này hoà tan có thể gây chết tôm, cá, cây cỏ, gia súc uống nước này có thể bị chết hoặc bị bệnh.

Nhân dân sống ở vùng đất phèn nặng và trung bình thường bị nhiễm nhiều loại bệnh như bệnh sán máng, bệnh thương hàn, bệnh tả và nhiều loại bệnh kinh niên khác do lan truyền qua nước từ các vật ký sinh trùng. Các loại sinh vật sống trong vùng đất phèn đều rất hiếm và hầu như không phát triển.

Hình 1: Từ rừng đước ở đất phèn tiềm tàng trước và sau khi rừng bị tàn phá, tiêu nước để canh tác, nhưng do sử dụng đất không hợp lý, không khoa học, trở thành vùng đất phèn hoạt động.

Chính vì vậy việc cải tạo đất phèn không chỉ do nhu cầu sản xuất nông nghiệp thúc bách mà nó còn là đòi hỏi chính đáng của nhân dân sống ở vùng đất phèn nhằm cải thiện môi trường sống và nâng cao điều kiện sống của nhân dân.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline
0966.366.368
Chat qua Zalo
Facebook chat