Lý do nên sử dụng phân hữu cơ vi sinh thay vì phân hóa học

Phân hữu cơ vi sinh là loại phân bón được tạo thành bằng cách pha trộn và xử lý các nguyên liệu hữu cơ rồi sau đó cho lên men. Công dụng của phân hữu cơ vi sinh không chỉ dừng lại ở việc cung cấp đủ các yếu tố dinh dưỡng mà nó còn giúp đất chống lại các mầm bệnh cũng như bồi dưỡng, cải tạo, nâng cao độ phì nhiêu, tăng lượng mùn trong đất. Chính vì những lý do trên nên việc sử dụng phân hữu cơ vi sinh là rất cần thiết vì nó có rất nhiều lợi ích.

Bản chất phân vi sinh là những chế phẩm trong đó có chứa các loài vi sinh vật có ích. Có nhiều nhóm vi sinh vật có ích bao gồm: vi khuẩn, nấm, xạ khuẩn được sử dụng để làm phân bón. Trong số đó quan trọng là các nhóm vi sinh vật cố định đạm, hoà tan lân, phân giải chất hữu cơ, kích thích sinh trưởng cây trồng,…

Sẽ ra sao nếu bà con sử dụng nhiều phân hóa học cho đất?

Phân bón hóa học với ưu điểm dễ sử dụng, kích thích cây phát triển giúp nhanh chóng ra rễ, hoa,…Tổng hợp Protein giúp cây phát triển ổn định thì việc bón trong thời gian dài với số lượng lớn sẽ khiến đất bị chai cứng, tích tụ một số các kim loại trong đất khiến mất cân bằng sinh học.

Nguồn gốc của đất

Phân bón hóa học rất dễ hòa tan trong nước cho nên đối với những nơi gần ao hồ, sông suối nếu phân ngấm xuống nước sẽ gây ô nhiễm nguồn nước. Nếu lạm dụng phân bón hóa học, đặc biệt là đối với phân có chứa đạm (N) khi chuyển hóa sẽ làm bay hơi một số khi như NH3 gây ra ô nhiễm không khí.

Bên cạnh tác dụng tức thời đối với cây trồng, hậu quả mà phân vô cơ để lại gây ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng và làm bạc màu đất nếu sử dụng sai phương pháp.

Lợi ích của việc sử dụng phân hữu cơ vi sinh

Phân hữu cơ vi sinh đem đến nhiều lợi ích cho đất và cây trồng. Cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho cây trồng. Trong phân hữu cơ có đầy đủ dưỡng chất, tuy hàm lượng không nhiều nhưng cây trồng có thể hấp thụ hoàn toàn trong thời gian dài, bền vững. Tăng hiệu lực hấp thu các chất dinh dưỡng bằng cách cung cấp các vi sinh vật phân giải những chất khó hấp thu (khó tan, khó tiêu) thành chất dễ hấp thu (dễ tan, dễ tiêu), hay vi sinh vật cố định đạm,…

Phân hữu cơ vi sinh giúp giữ ẩm, giữ phân, giữ nước, và giúp cho bộ rễ phát triển tốt, bền lâu và giúp cho đất xốp. Có công dụng cải tạo đất, duy trì, nâng cao độ phì, màu mỡ cho đất canh tác một cách lâu dài và bền vững.

Phân hữu cơ vi sinh có thể sử dụng cho tất cả các thời kỳ, giai đoạn của cây: trồng mới, ra hoa, nuôi quả,.. giúp cho hệ vi sinh vật trong đất phát triển mạnh mẽ. Một loại đất tốt nếu không có vi sinh vật hoạt động trong đó thì lâu ngày chắc chắn cũng sẽ bị hủy diệt. Những loại phân hữu cơ vi sinh như phân trùn quế, ngoài việc giúp kích thích hệ vi sinh vật trong đất, còn cung cấp thêm 1 lượng vi sinh cho đất làm hệ vi sinh vật có lợi càng dồi dào.

Phân hữu cơ vi sinh đẩy lùi được dịch bệnh và các vi sinh vật bất lợi sẽ bị triệt tiêu.

Lưu ý khi sử dụng phân hữu cơ vi sinh để đạt hiệu quả cao

Để tăng khả năng hấp thu chất dinh dưỡng trong phân hữu cơ vi sinh cho đất trồng thì trước khi sử dụng bà con cần tiến hành ủ tính năng của các vi sinh vật sẽ phát triển mạnh mẽ nhất. Hoà tan phân hữu cơ vào nước và tưới xung quanh gốc cây.

Bản chất của phân bón hữu cơ vi sinh đó là tồn tại rất nhiều vi sinh vật có ích còn sống vì vậy bà con không được sử dụng các chất, thuốc, phân … có tính oxy hóa cao để hòa trộn hoặc tưới vào nơi đã sử dụng phân hữu cơ vi sinh vì như thế sẽ gây chết các vi sinh vật đó.

Thời gian tốt nhất để tạo khoảng cách cho 2 lần sử dụng những loại thuốc hoặc phân khác nhau đó là 2 tuần.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline
0966.366.368
Chat qua Zalo
Facebook chat