Kỹ thuật trồng cây lộc vừng cho giá trị thẩm mỹ và hiệu quả kinh tế cao

Ngoài những cây bóng mát như phượng vĩ, bằng lăng, bàng ta thì hiện nay lộc vừng cũng là một loại cây được trồng rất phổ biến trong các khu đô thị, trường học, bệnh viện, công viên,… Không chỉ là loài cây sử dụng làm bóng mát, lấy gỗ mà giờ đây Lộc vừng còn được các chủ nhà vườn tạo dáng uốn thế thành những cây cảnh bonsai có giá trị kinh tế rất cao.

Vậy trong quá trình trồng và chăm sóc cây Lộc vừng, người trồng cần lưu ý điều gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

Giống cây Lộc vừng

Cây lộc vừng
Cây lộc vừng

Tùy vào hình dáng màu sắc, cây hoa Lộc vừng được chia thành nhiều loại có khác nhau như lá tròn, lá dài, hoa màu đỏ, hoa màu vàng hay hoa màu hồng,…

Nếu chọn cành giống để trồng thì bạn nên chú ý chọn cành giữa thân, độ cao khoảng 3 – 5 cm, vỏ thân dày, có nhựa sống dồi dào và sức đề kháng cao với các loại sâu bệnh cũng như điều kiện bất lợi về ngoại cảnh.

Còn nếu trồng cây giống ươm từ hạt thì nên chọn những cây có thân mập mạp, lá cứng cáp, màu nõn tía và kích thước đường kính gốc từ 1,5 – 2 cm.

Đất trồng cây Lộc vừng

Để cây Lộc vừng luôn phát triển khỏe mạnh và tưới tốt quanh năm thì nên chọn trồng trên những vùng đất thịt màu mỡ, ẩm ướt, có độ thoát nước tốt, trộn thêm các loại khác như: phân bò hoai mục, tro trấu, xơ dừa, xỉ than với tỉ lệ phù hợp.

Nếu trồng trong chậu, nên chọn những loại có lỗ to thông thoáng, đồng thời trải một lớp xỉ than nhuyễn hoặc 1 lớp sỏi để tạo điều kiện tốt cho việc thoát nước.

Kỹ thuật trồng cây Lộc vừng

Bạn có thể trồng trực tiếp trong vườn hoặc trồng trong chậu đều được. Trước khi tiến hành  trồng, bạn nên chọn vị trí trồng thích hợp nhất.

– Tuy cây Lộc vừng là loại ưa ẩm nhưng không có khả năng chịu úng. Nếu trồng trong chậu thì bạn nên chọn những loại có lỗ to dưới đáy hoặc trải một lớp xỉ than nhuyễn hoặc 1 lớp sỏi để tạo điều kiện tốt cho việc thoát nước.

– Lộc vừng vốn là loài cây ưa sáng. Nếu trồng cây trên đất vườn thì nên chọn những nơi có nhiều ánh sáng vùng đất cao ráo, tránh những nơi thấp trũng, đề phòng khi thời tiết mưa lớn không thoát được nước thì cây sẽ bị ngập úng.

Sau khi đã chọn được những vị trí phù hợp, bạn chỉ cần tạo những hố trồng rồi cho bầu cây xuống đất, nhấn thật chặt để cây thẳng thắn, cố định. Tiến hành xếp gạch đá quanh bầu, đồng thời tưới nước và chăm sóc cây thường xuyên cho đến khi rễ phát triển mọc ra bên ngoài thì bỏ gạch đá và bịt lỗ thoát nước lại.

Khi đó, bầu rễ mới phát triển tươi tốt, cây mới cho ra hoa đúng mùa. Ngoài ra, bạn nên chú ý bổ sung lượng nước vừa đủ để giữ độ ẩm cho đất, không nên tưới quá ít hoặc quá nhiều sẽ khiến cây khiến cây bị chết vì khô héo hoặc ngập úng.

Mẹo chăm sóc cây Lộc vừng ra nhiều hoa

Cây hoa Lộc vừng thường nở hoa vào hai vụ tháng 7 và 11 âm lịch. Nếu giai đoạn trồng  quyết định 70% tốc độ sinh trưởng và phát triển của cây thì 30% còn lại tùy thuộc vào điều kiện chăm sóc. Nếu người trồng biết áp dụng những kỹ thuật chăm sóc đúng phương pháp thì sẽ tạo ra được những cây Lộc vừng đẹp như đúng ý muốn.

– Nước tưới

Nước là một trong những yếu tố rất quan trọng trong quá trình phát triển của cây. Bộ rễ không thể tự tìm đến nơi có nguồn nước, vì vậy bạn cần thường xuyên duy trì độ ẩm cho cây ra rễ mới bằng cách tưới nước định kỳ 2 ngày/lần. Khi cây lên cao lớn, chứng tỏ phần rễ của chúng đã khá vững chắc.

– Phân bón

Đặc điểm của cây Lộc vừng  là có khả năng chịu hạn khá tốt và có thể sinh trưởng mạnh mẽ trong điều kiện môi trường nhiễm mặn và gió muối. Dù không cần các dưỡng chất từ phân phân bón chúng vẫn có thể phát triển khỏe mạnh.

Trong các trường hợp đất trồng không có nhiều chất dinh dưỡng thì bạn có thể bổ sung phân bón định kì 1 – 2 tháng/ lần với các loại có thể sử dụng như: NPK, phân hữu cơ tổng hợp, phân vô cơ, phân hữu cơ hoai mục,…để cây luôn xanh tốt và phát triển đồng đều.

Cắt tỉa cho cây

Giai đoạn cây phát triển ra nhiều cành lá mọc đan xen nhau thì lúc này cần tiến hành tỉa bớt những cành khuất tán, lá sâu héo để có không gian thông thoáng cho cây phát triển, ít bị sâu bệnh và tập trung chất dinh dưỡng nuôi những cành chính, cây to khỏe.

Nếu thấy có hiện tượng héo lá, cây không ra hoa hoặc cành chết thì phải sớm tìm ra nguyên nhân để có cách khắc phục kịp thời. Tình trạng cây bị chết do ngập úng thì cần xử lý khâu thoát nước còn nếu phát hiện có sâu bệnh hại thì sử dụng thuốc để phun phòng trừ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline
0966.366.368
Chat qua Zalo
Facebook chat