Kỹ thuật trồng cây đu đủ sai quả quanh năm, ít sâu bệnh

Đu đủ là loại cây ăn trái nhiệt đới, được trồng phổ biến rộng rãi nhiều nơi. Kỹ thuật trồng cây đu đủ rất dễ để áp dụng và trồng thành cây loại cây ăn quả này. 

Nắm chắc những kỹ thuật dưới đây, đảm bảo bạn trồng đu đủ năng suất cao, cho thu nhập tốt.

Thời vụ

Để trồng đu đủ năng suất cao, trái đẹp, ít sâu bệnh, nên trồng đu đủ vào mùa mưa, tầm tháng 7 đến tháng 8. Đối với vùng đất không thể chủ động về nước, còn gọi là vùng bị ảnh hưởng của nước lũ, nên trồng đu đủ sau khi nước rút.

Giống cây

Đu đủ là loại quả có thể nhân giống bằng hạt. Thông thường, người dân hay chọn đu đủ chín rồi cắt bỏ phần đầu và phần cuống quả và lấy hạt. Hạt được lấy phải ở phần giữa. Sau đó, thả chúng vào nước. Chọn hạt đen và chìm, rửa sạch màn nhớt rồi đem hong khô và gieo ngay. Sau khoảng 10-15 ngày, hạt sẽ nảy mầm. Có thể gieo thêm hạt làm phương án dự phòng cây xấu, bị sâu bệnh.

Đất trồng và làm đất

Quả đu đủ
Quả đu đủ

Chọn đất trồng đu đủ là đất thịt trung bình, thịt nặng, tưới tiêu thuận lợi. Khu vực trồng phải tiêu thoát nhanh khi có mưa úng, kể cả úng cục bộ.

Đất trồng đu đủ phải phơi ải 1-2 tháng, làm sạch. Trước khi trồng đu đủ, cần cày đất kĩ, đập nhỏ và tiến hành lên luống rộng 1,6-2m, cao 40-50 cm so với mặt rãnh. Giữa các luống giữ khoảng cách từ 2-2,5m.

Tiến hành bón lót cho đất với tỷ lệ 1 tấn phân hữu cơ, 0,3kg Bosat/sào. Kích thước hố trồng là 60x60x30. Mỗi sào chỉ nên trồng từ 80-90 cây đu đủ, thẳng hàng lối. Trước khi trồng đu đủ vào hố, phân hữu cơ phải ủ hoai, vôi bột bón lót trộn đều với đất đào hố.

Trồng cây

Đặt thân cây đu đủ nằm nghiêng xuôi theo chiều gió mạnh, mục đích là để hạn chế bộ rễ ăn sâu. Ngoài ra, nên trồng đu đủ theo dạng hình chữ nhật, cây cách cây 1,5 – 2 m và cách hàng 2,5 – 3,0 m để dễ dàng chăm sóc và thu hoạch.

Tưới nước

Cần cung cấp đầy đủ nước cho cây đu đủ vào mùa nắng và thoát nước tốt cho cây vào mùa mưa hoặc khi bị úng, lũ.

Nên dùng rơm hoặc cỏ khô tủ quanh gốc vào mùa nắng để giữ độ ẩm cũng như nhiệt độ thích hợp cho cây.

Làm cỏ

Cỏ dại cạnh tranh dinh dưỡng và là nơi trú ẩn của sâu bệnh.

Cần thường xuyên làm cỏ quanh gốc để phá nơi trú ẩn của sâu bệnh cũng như hạn chế sự phát triển của cỏ dại.

Phòng trừ bệnh

Đu đủ thường bị một số sâu hại như rệp sáp, bọ nhảy, nhện đỏ trong quá trình sinh trưởng. Nếu thấy tình trạng nghiêm trọng, có thể phun Decis 2,5 ND (nồng độ 0,1%), Trebon (1%).

Không trồng 2 vụ đu đủ liên tiếp trên cùng chân ruộng. Ngoài ra, sử dụng giống kháng bệnh cũng như cân đối trong việc bón NPK để phòng bệnh virus xoăn ngọn.

Các bệnh đốm vàng, phấn trắng, thán thư… cần được phòng trừ sớm ngay từ khi phát hiện bệnh. Có thể sử dụng các thuốc Daconil, Topsin hay Zineb, Mancozeb.

Thu hoạch

Thu hoạch khi quả đu đủ đạt kích thước tối đa và bắt đầu chín. Tiến hành thu hoạch đu đủ lúc trời nắng ráo và bảo quản ở nhiệt độ 8 – 12oC. Trong điều kiện nhiệt độ này, trái chín có thể tồn trữ được khoảng 3 tuần.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline
0966.366.368
Chat qua Zalo
Facebook chat