Kỹ thuật làm đất trồng cam canh cho Tết bội thu

Là loại cây đem lại giá trị kinh tế cao, nhiều bà con đã thành công và làm giàu chính nhờ cây cam canh – cây ăn quả được nhiều người yêu thích.

Trong một vài năm trở lại đây, bà con lựa chọn trồng cam canh để bán dịp Tết nguyên đán phục vụ nhu cầu tiêu dùng. Để có một mùa cam bội thu, nhiều bà con mới thực hiện vẫn còn loay hoay tìm giải pháp làm cách nào để làm đất đúng cách trồng cây cam canh.

Hướng dẫn trồng cam canh đúng kỹ thuật

Không quá kén đất trồng, cam canh có thể trồng nhiều trên các thế đất khác nhau không có độ dốc, hoặc có thể có độ dốc nhẹ.

Tuy nhiên, để cây cho năng suất và chất lượng quả tốt, bà con nên lưu ý trông cam canh ở nơi có nhiều đất thịt, nhiều mùn, hoai mục độ pH từ 5 đến 6,5. Ở các vùng trũng nên có mô đất cao, rãnh thoát nước bởi cam canh là loài cây không phù hợp ở nơi lụt, chậm thoát nước.

Nhiệt độ thích  hợp để trồng cam là 18-30 độ C, bà con nên trồng cam canh vào đầu xuân khoảng tháng 2,3 dương lịch,  hoặc tháng 8 đến tháng 10, lúc này thời tiết ẩm vừa phải, không quá nắng gắt, phù hợp để cây cam có đủ điều kiện tăng cường chất dinh dưỡng.

Chiết cành hay ghép cành?

Cây cam canh
Cây cam canh

Để cây phát triển nhanh thu hoạch, bà con nên lựa chọn cây giống để đảm bảo năng suất. Giống chiết cành có ưu điểm là cây mau ra quả nhưng tuổi thọ của cây kém, bộ rễ không khỏe. Cây ghép có bộ rễ khỏe hơn, cây sẽ khỏe hơn, cứng cáp hơn, tuổi thọ lâu hơn. Bà con nên cân nhắc lựa chọn. Nếu gieo gốc ghép bà con cần đảm bảo gốc ghép phải mọc thẳng, không dị dạng và sâu bệnh.

Lưu ý giống cây cam canh ngon phải cao ít nhất 25cm, có từ 6-10 lá, cứng cáp, thân xanh. Mật độ trồng cam canh khoảng 350 cây/ha với khoảng cách 4m x 4m đối với cây ghép, và 1000 cây/ha, khoảng cách trồng là 3m x 3m đối với cây chiết.

Kỹ thuật làm đất trồng cam canh

Bà con cần lưu ý cam canh là loài cây không chịu được ngập úng nên bà con lưu ý phải làm mô đất cao trung bình 35cm, đường kính 80cm. Trước khi trồng bà con cần làm sạch đất bằng phân hoai mục, bột than, than bùn, trấu ủ, vôi bột, phơi ải 15 ngày cho sạch vi khuẩn, sau đó mới tiến hành bón lót tăng dinh dưỡng cho đất.

Cam canh là loài cây ưa bóng mát nên bà con cần trồng xem lẫn cây che mát hoặc chắn gió để hạn chế sự đổ rạp nếu chẳng may gặp bão, đồng thời tránh sự lây lan của côn trùng, mầm bệnh.

Bà con nên trồng cam canh vào 6 giờ chiều hàng ngày để cây không bị rát nắng, thời tiết ẩm mát có lợi cho sự phát triển của cây. Bà con đặt bầu cây vào đất đã làm trước đó, ủ rơm hoặc trấu không được phủ kín gốc cây.

Sau khi trồng, bà con cần cố định thân mới bằng cọc tre, dựng thẳng đứng, lấy dây vải gia cố thân cam canh để tránh đổ, bật rễ. Cuối cùng tưới nước cho cây.

Trong thời gian đầu, bà con cần tưới nước liên tục để cây sinh trưởng tốt, đảm bảo đủ độ ẩm cần có trong nước. Tuy nhiên tránh tưới ngập gốc mà chỉ nên tưới phun mưa bằng vòi nước có áp suất nhỏ, tạo rãnh nông để tránh ngập úng khi mưa lớn.

Vào thời kỳ cam canh ra nụ, quả non bà con sẽ vất vả đầu tư nhiều công sức hơn.

Lúc này, bà con không cần bón thúc cây để tránh tình trạng chết rễ, việc quan trọng cần loại bỏ bớt những hoa bị dị dạng, hoa ra muộn, hoa quả mọc ở vị trí không thích hợp, tỉa cành sâu rầy, cành yếu để tập trung nuôi hoa đậu quả.

Nếu trồng cam canh với diện tích rộng không thể thực hiện bằng tay thì có thể phun vào cây các chất điều hòa sinh trưởng có gốc thực vật tại các địa chỉ uy tín.

Bài viết trên hi vọng bà con có thể nắm được một số thông tin cơ bản khi canh tác cam canh cho vụ Tết nguyên đán. Chúc bà con thành công!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline
0966.366.368
Chat qua Zalo
Facebook chat