Hướng dẫn kĩ thuật trồng và chăm sóc cây hoa hòe mang lại nguồn kinh tế cao

Cây hòe không chỉ cho ra những sản phẩm nụ hoa khô đặc trưng, có giá trị kinh tế cao mà cành và lá của chúng còn được xem là những dược liệu tốt trong y học. Ở một số nơi, loài cây này còn là biểu tượng của sự tài lộc, phú quý nên được rất nhiều gia đình lựa chọn trồng trong sân vườn.

Trong bài viết dưới đây, chúng tôi xin giới thiệu đến bà con về kĩ thuật gieo trồng và chăm sóc cây hoa hòe đúng cách.

1. Chọn giống cây

Cây hoa hòe
Cây hoa hòe

Để trồng cây hoa hòe cho năng suất tốt nhất thì khâu chọn giống rất quan trọng. Hiện nay có hai loại giống phổ biến nhất là hòe nếp và hòe tẻ. Tuy nhiên giống hoa hòe nếp thường được bà con chọn trồng nhiều hơn bơi nó cho ra những chùm hoa to và nhiều nụ hơn.

2. Thời vụ trồng

Một năm bà con có thể trồng vào hai vụ: vụ xuân (đầu tháng 2 đến giữa tháng 3) và vụ thu (đầu tháng 8 đến tháng 9).

3. Lựa chọn đất trồng

Trước khi tiến hành trồng, bà con nên lựa chọn giá thể trồng phù hợp để cây có thể phát triển tốt nhất. Chọn những vùng đất thịt màu mỡ có thể pha thêm cát nhỏ và mùn, có khả năng thoát nước tổ và độ pH tốt nhất từ 5.6 đến 7.

4. Phương pháp gieo trồng

Hoa hòe có thể được trồng theo nhiều phương pháp khác nhau như giâm, chiết cành hoặc gieo từ hạt. Mỗi cách thức đều có những ưu – nhược điểm khác nhau, tuy nhiên hiện nay phương pháp trồng từ hạt được bà còn sử dụng phổ biến bởi tỉ lệ thành công của nó cao hơn.

Để đạt được hiệu quả tốt nhất thì trước tiên bà con cần lựa chọn hạt giống từ những cây có chùm hoa to, nở đều, không bị sâu bệnh. Sau đó mang phơi khô để gieo hạt vào đầu năm sau.

Bà con tiến hành gieo hạt cụ thể như sau:

– Đầu tiên rải một lớp cát nhỏ mịn có độ dày khoảng 7 – 10 cm, sau đó rắc đều hạt hoa hòe lên rồi cuối cùng phủ lên trên một lớp đất đất dày khoảng 4 – 5cm.

– Trong khoảng 1 tháng đầu, bà con cần tưới nước thường xuyên để duy trì độ ẩm cho hạt nhanh nảy mầm. Khi cây phát triển lên cao từ 6 – 7cm với 2-3 cặp lá thật thì cho cây vào bầu đã chuẩn bị sẵn phần đất màu bên trong.

– Chăm sóc tiếp cho những bầu cây, đặt vào nơi râm mát hoặc sử dụng nilon che bớt ánh sáng. Khi cây lớn có độ cao khoảng 50 – 60cm, lúc này bà con có thể đưa cây ra vùng đất đã chuẩn bị để trồng.

5. Kỹ thuật trồng cây hoa hòe

Bà con sử dụng dụng cụ đào đất để tạo các hố trồng có kích thước tương đương với bầu cây (chiều dài – chiều rộng – độ sâu từ 40 x 40 x 40cm ). Tiếp đó trộn phân chuồng đã ủ hoai mục với đất rồi đặt cây xuống hố, dùng đất lấp hết bầu. Lưu ý tránh làm vỡ bầu cây trong lúc trồng. Mật độ trồng thích hợp nhất là từ 3,5 – 4,0 x 3,5 – 4,0 m tương đương với 25 – 30 cây/ sào

6. Kỹ thuật chăm sóc cây hoa hòe

– Tưới nước: Sau khi trồng, bà con cần cung cấp lượng nước đầy đủ cho cây, đặc biệt là trong những mùa nắng, hanh khô khi nụ hoa bắt đầu xuất hiện. Đồng thời xới xáo, phòng trừ cỏ dại ở những khu vực đất trồng cây.

– Tỉa cành, tạo tán: Khi cây phát triển lên cao từ 1,5m trở nên thì lúc này bà con có thể tiến hành cắt ngọn để cây tạo ra nhánh mới, chỉ giữ lại từ 4-5 cành, sau đó tiếp tục bấm ngọn cành để tạo cành mới như mong muốn.

Công đoạn cắt tỉa không chỉ giúp cây phát triển nhiều cành, cho ra nhiều hoa hơn mà còn tạo độ thông thoáng để cây hấp thụ được nhiều ánh nắng và hạn chế sâu bệnh.

– Bón phân: Mặc dù là một giống cây khỏe mạnh, tuy nhiên để nâng cao năng suất cũng như chất lượng hoa đều và đẹp thì người trồng cần phải lưu ý chế độ bón phân định kì như sau:

+ Giai đoạn đầu (sau khi trồng khoảng 1 tháng): Bón tổ hợp phân đạm, lân và kali hoặc sử dụng các loại phân bón NPK ( liều lượng bón tùy thuộc vào số lượng cây trồng)

+Giai đoạn thu hoạch (sau khi trồng khoảng 3 – 4 năm): Sử dụng phân bón NPK có hàm lượng Kali caoƯu tiên những loại có hàm lượng TE vì nó có chứa hai yếu tố Bo và Zn kích thích ra hoa nhiều hơn.

+Thời gian chăm bón thích hợp nhất là vào tháng 2 ( đối với vụ xuân), tháng 4 hoặc 5 đối với vụ hè còn vụ thu nên bón vào tháng 10 trở đi.

– Phòng trừ sâu bệnh: Cây hoa hòe thường ít gặp các vấn đề về sâu bệnh tuy nhiên vào khoảng tháng 3 đến tháng 5 dương lịch khi cây bắt đầu ra những chồi lộc non mới thì lúc này cành và lá non có thể bị một số loại sâu bệnh hại tấn công như: nhện đỏ, bọ cánh cứng, sâu đục thân, nấm thân, thối cành,…Để xử lý tình trạng này, bà con có thể sử dụng các loại thuốc BVTV để phun phòng trừ.

7. Thu hoạch và bảo quản hoa hòe

Cây hoa hòe có thể cho thu hoạch sau khi trồng khoảng 3 – 4 năm. Nếu bà con chăm sóc đúng kĩ thuật thì mỗi cây có thể thu được từ 8 – 10kg hoa khô/ năm.

Bà con nên chọn những ngày nắng ráo để thu hoạch bởi nếu hoa hòe được nắng sẽ cho ra màu đẹp và thơm hơn đồng thời cũng mang lại giá trị kinh tế cao hơn. Để bảo quản được lâu thì sau khi lấy hạt khỏi bông cần thao lên thật kĩ rồi đem phơi sấy khô và cất trong bao nilon.

Chúc bà con có những mùa vụ bội thu!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline
0966.366.368
Chat qua Zalo
Facebook chat