Hoa thược dược có xuất xứ từ đất nước Mêxico, du nhập vào Việt Nam từ khá sớm và được trồng nhiều ở các tỉnh thành như Đà Lạt, Đà Nẵng, Hà Nội, Hưng Yên… Nếu trước đây loài hoa này chỉ trồng và cắt lấy cành bán trong dịp tết Nguyên đán thì giờ đây nó được dùng phổ biến trong cuộc sống hàng ngày.
Đặc điểm và điều kiện sinh trưởng cây hoa thược dược
1.Đặc điểm cây hoa thược dược
Tên khoa học của cây hoa thược dược là Dahlia, dòng cây thân thảo mọng nước, thường nở hoa nhiều vào mùa lạnh, có tốc độ sinh trưởng nhanh. Hiện nay có 2 loại thường phổ biến là giống hoa đơn và hoa kép.
- Điều kiện sinh trưởng
Cây hoa thược dược có thể phát triển trong nhiều điều kiện môi trường. Chính vì vậy để cây nhanh phát triển và khỏe mạnh thì người trồng cần quan tâm đến các yếu tố sau đây:
– Ánh sáng: Loại cây này ưa sáng và ưa ẩm cao, đặc biệt là nguồn ánh sáng vào buổi sớm, vì thế khi trồng nên cho cây ở vị trí có nhiều ánh sáng để cây quang hợp tốt nhất.
– Nhiệt độ: Hoa thược dược thích hợp sống trong môi trường nhiệt độ lạnh nên cây thường phát triển nhanh và nở hoa nhiều vào mùa đông, nhiệt độ lý tưởng là từ khoảng 15 – 30 độ C
– Đất trồng: Loài hoa này có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau. Tuy nhiên, cây sẽ phát triển tốt và cho hoa nở đẹp hơn nếu được trồng ở môi trường đất mùn, tơi xốp, giàu chất dinh dưỡng hoặc hỗn hợp đất với phân bò hoai mục, phân gà, phân trùn quế, vỏ trấu, xơ dừa, than bùn, mùn hữu cơ…
Mùa vụ trồng cây hoa thược dược
Mỗi khu vực thường có những thời điểm trồng khác nhau. Các tỉnh ở vùng núi có thể trồng quanh năm nhưng các tỉnh ở vùng đồng bằng sông Hồng thì thường trồng loài hoa vào vụ thu đông và đông xuân, khoảng thời gian từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau.
Tiến hành các bước trồng hoa thược dược bằng củ
Trước khi trồng, bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu như: củ giống, đất trồng, dụng cụ làm vườn ( dao hoặc kéo sắc), chậu trồng. Hiện nay, có hai cách nhân giống phổ biến bằng hạt, giâm cành hoặc củ. Dưới đây chúng tôi sẽ hướng dẫn chi tiết các bước trồng hoa thược dược từ củ giống
Bước 1: Xử lý củ trước khi trồng
Chọn củ là rễ của cây trưởng thành, khỏe mạnh không bị sứt sẹo hay nấm bệnh. Để cho kết quả tốt nhất thì trước khi trồng bạn nên cắt hết các cành cũ của củ, đem rửa sạch đất rồi ngâm nước ấm khoảng 1 giờ.
Bước 2: Làm đất trồng
Xử lý các mầm bệnh trong đất bằng cách bón lót với vôi rồi phơi ải từ 15 – 20 ngày, sau đó tiến hành trộn đất với phân bò hoai mục, phân gà, phân trùn quế, vỏ trấu, xơ dừa, than bùn, mùn hữu cơ…hoặc sử dụng đất mua sẵn tại các cửa hàng cây trồng. Sau đó cho đất vào chậu trồng, phần đất nên để cách miệng chậu khoảng 4 – 5cm.
Bước 3: Cho củ giống vào chậu trồng
Đặt mỗi chậu 1 củ vào chính giữa. Chú ý khi đặt nên để phần mắt củ hướng lên bới mắt là nơi cuống sẽ mọc lên.
Bước 4: Phủ đất lên trên củ giống
Sau khi tiến hành đặt củ giống, bạn phủ một lớp đất mỏng khoảng 2cm lên trên rồi tưới nước giữ ẩm để cuống của củ nhanh phát triển.
Bước 5: Tưới nước cho củ nảy mầm
Đảm bảo độ ẩm đất luôn được duy trì để cho cây nảy mầm. Không nên tưới quá nhiều sẽ khiến củ ngập úng và bị thối.
Bước 6: Bổ sung thêm đất trồng
Khi thân cây bước vào giai đoạn phát triển thì bố sung thêm một lượng đất vừa phải. Bước này nên làm thật cẩn thận để tránh ảnh hướng đến thân cây non. Đồng thời lấy một ít đất che phủ lên thân cây mớ.
Cay càng phát triển lên cao thì càng bổ sung thêm đất cho đến khi bằng mép chậu. Sau khoảng 12- 14 ngày, bạn sẽ thấy sự phát triển thú vị của cây hoa thược dược với những tán lá xanh xòe ra.
Hướng dẫn cách hăm sóc sau khi trồng
– Tưới nước: Giữ cho đất luôn đủ độ ẩm bằng cách tưới nước 2 lần/ ngày. Nên tưới vào buổi sáng sớm hoặc chiều tối để tránh cây bị héo. Đồng thời tiến hành xới xáo, nhổ cỏ dại để phần đất luôn được thông thoáng.
– Che nắng: Khi mới trồng, cây còn non yếu thì cần giảm bớt 50% ánh sáng bằng cách che phủ lưới đen. Sau khi cây phát triển cứng cáp thì bỏ dần ra.
– Bấm ngọn tạo tán: Thường xuyên tiến hành bấm tỉa ngọn theo định kì từ 15 – 20 ngày/ lần. Nên bấm cách gốc từ 7 – 8 cm chỉ để lại từ 3 – 4 cặp lá ở trên mỗi nhánh chính.
– Bón phân : Sau khi trồng được khoảng 2 tuần thì tiến hành bón phân hữu cơ, phân từ các loại gia súc, gia cầm để ủ mục. Ngoài ra có thể sử dụng thêm loại phân bón qua lá như: NPK tổng hợp, Đầu trâu 502,…
– Phòng trừ sâu, bệnh: Hoa thược dược thường bị loại sâu hại tấn công như: Sâu vẽ bùa, nhện đỏ, bọ trĩ và một số bệnh như: Bệnh thối thân, phấn trắng, đốm lá,…Chính vì vậy, người trồng cần thường xuyên theo dõi để có biện pháp xử lý kịp thời. Ưu tiên sử dụng các phương pháp sinh học trước, còn nếu trong trường hợp sâu bệnh không thể kiểm soát thì sử dụng các loại thuốc BVTV như: Trigard 100SL, Pegasus 500EC, Sherpa 25EC, Score 250EC,…