Hướng dẫn cách trồng và chăm sóc sả đúng cách

Không chỉ để nấu ăn như một loại gia vị, sả còn được sử dụng để bào chế rất nhiều sản phẩm khác nhau. Chính vì những lợi ích này, ngoài quy mô gia đình, sả còn được trồng mở rộng như một loại cây đem lại lợi ích về kinh tế. Trồng sả có khó không? Cùng chúng tôi tìm hiểu nhé.

Đặc điểm của cây sả

Cây sả là một loại cây sống lâu năm và mọc thành bụi, phân nhiều nhánh, thuộc cây thân thảo và cao khoảng chừng 1,0 – 1,5m.

Sả phát triển theo bụi, mọc thành nhiều cây một chìm. Với đặc điểm thân rễ và chùm rễ phát triển mạnh, cây sả có khả năng chịu hạn rất tốt, sống vào mùa khô và không cần tưới nước từ 4 – 5 tháng.

Thời vụ

Sả có thể trồng quanh năm tùy vào mục đích bạn trồng để ăn hay sản xuất tinh dầu sả.

Đất trồng

Cách trồng sả năng suất cao
Cách trồng sả năng suất cao

Sả có thể trồng ở bất cứ loại đất nào, miễn không ngập nước. Nếu được trồng ở những nơi đất tơi xốp nhiều mùn và cày bừa kỹ, cây sả sẽ phát triển cực tốt.

Để đảm bảo sự phát triển của sả trong quá trình sống, trước khi trồng sả hãy lên luống đất cao khoảng 20 – 25cm, rộng khoảng 1,0 – 1,5m.

Giống cây

Sả được trồng bằng củ có thể lấy từ vụ trước. Nên chọn những củ đẹp, không sâu bệnh.

Cách trồng

Trước khi trồng sả, bạn hãy bóc bỏ các bẹ lá già, cắt các lá còn lại để dài khoảng 20cm, cắt bớt rễ già. Mỗi hố đất chỉ nên trồng từ 1 – 2 nhánh sả non với đầy đủ phần gốc và rễ. Lưu ý, khi trồng nên đặt nhánh sả hơi nghiêng, lấp đất kín gốc rồi hãy dùng tay nén chặt. Nên rạch 2 hàng dọc luống cách nhau 0,8 – 1,0m rồi rải phân xuống rãnh rạch, lấp ít đất rồi mới trồng sả xuống. Trồng xong, tưới nước cho sả vừa đủ ẩm.

Bón phân
Quá trình bón phân cho sả chia làm 2 giai đoạn là bón lót và bón thúc.

Việc bón lót cần từ 15 – 20 tấn phân hữu cơ hoai mục và khoảng 200 – 300kg phân lân để bón cho khoảng 1 ha. Phân nên được rải ở các rãnh trồng giữa các luống.

Bón thúc cho sả sau khoảng từ 20 – 25 ngày trồng. Đây là thời điểm cây sẽ bắt đầu sinh trưởng mạnh. Số lượng phân bón thúc cho 1ha rơi vào khoảng 100 – 150kg phân đạm. Không chỉ bón thúc, cần kết hợp với xới đất và vun gốc cho sả. Bón thúc lần 2 tiếp tục được làm vào một tháng sau khi bón thúc lần 1. Lưu ý, vẫn duy trì việc xới đất, vui gốc như lần 1.

Chăm sóc:

Sả gần như sẽ không phải sử dụng đến thuốc bảo vệ thực vật. Thay vào đó, nên nhổ cỏ định kỳ thường xuyên, giúp cỏ không bị cạnh tranh chất dinh dưỡng. Ngoài ra, cần tưới nước cho đủ ướt khi cây trồng gặp mùa hạn khiến đất quá khô.

Thu hoạch 

Thời gian thu hoạch phụ thuộc vào mục đích bạn trồng sả. Nếu trồng cây sả để ăn thì chỉ sau khoảng 3 – 4 tháng là có thể tỉa các nhánh to. Tỉa xong, nhớ vun gốc cho cây ra nhánh mới.

Tuy nhiên, nếu trồng sả để chiết tinh dầu sả thì phải mất 10 -12 tháng mới có thể thu hoạch sả. Sả càng già, cây sả sẽ cho tinh dầu càng cao. Nếu để sản xuất tinh dầu sả, nên cắt cả lá và bẹ, chừa lại cách mặt đất khoảng 8 – 10 cm. Sau 5 -6 tháng là có thể thu hoạch tiếp. Như vậy, bạn có thể khai thác loại cây này quanh năm để sản xuất.

Nếu không có ý định trồng sả quy mô rộng, bạn hoàn toàn có thể trồng thêm một vài bụi nhỏ trong vườn. Những bụi sả này không chỉ giúp bạn chữa cháy trong lúc nhà bỗng hết loại củ này mà còn giúp đuổi muỗi vô cùng hiệu quả.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline
0966.366.368
Chat qua Zalo
Facebook chat