Hướng dẫn các bước trồng hoa dừa cạn siêu đơn giản

 Đối với những người yêu hoa thì chắc hẳn không còn xa lạ với cái tên hoa dừa cạn. Một trong những loài hoa được nhiều người yêu thích không chỉ bởi vẻ đẹp rực rỡ, màu sắc đa dạng mà nó còn mang ý nghĩa may mắn trong cuộc sống. Trồng hoa dừa cạn tuy không khó nhưng đòi hỏi người làm vườn phải nắm bắt chính xác về kỹ thuật trồng trọt và chăm sóc.

Đặc điểm sinh trưởng của hoa dừa cạn

Hoa dừa cạn
Hoa dừa cạn

Hoa dừa cạn có tốc độ sinh trưởng khá nhanh, thích hợp sống trong điều kiện khí hậu nhiệt đới và ôn đới. Khi môi trồng thì nên để trong môi trường nhiệt độ từ 25 – 30 độ C khô ráo và thoáng mát, có nguồn ánh sáng đầy đủ.

Hoa dừa cạn có thể trồng vào thời điểm nào?

Ở Việt Nam, cây hoa dừa cạn có thể trồng và ra hoa quanh năm, đặc biệt nở rộ nhất vào mùa hè.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa dừa cạn

Kỹ thuật trồng cây hoa dừa cạn cũng khá đơn giản. Để có thể sở hữu những khóm hoa tươi xanh và đầy sắc màu thì người trồng cần thực hiện đầy đủ các bước sau đây:

Bước 1: Chọn giống

Khi trồng bất kì loài hoa nào thì khâu chọn giống rất quan trọng bởi nó ảnh hưởng trực tiếp quá trình phát triển và chất lượng của cây hoa.

Với cây dừa cạn, bạn có thể tìm mua hạt giống tại cửa hàng chuyên về giống cây trồng hoặc mua cây giống đã được ươm sẵn tại vườn. Lưu ý dù cách nào thì đều phải chọn lựa cẩn thận. Đối với hạt giống thì phải to đều, không mốc còn cây giống thì phải xanh non, khỏe mạnh, các đầu ngọn tươi tốt, không bị sâu bệnh.

Bước 2: Ngâm hạt giống

Trước khi gieo, hạt giống cần được bỏ vào miếng vải sáng màu, sau đó buộc lại rồi ngâm trong nước ấm khoảng 3 – 4 giờ.

Bước 3: Chuẩn bị đất và xử lý đất trồng

Sử dụng hỗn hợp đất ủ cùng một số thành phần dinh dưỡng khác như: cát đen, bột sơ dừa, trấu hun, phân chuồng ủ mục, vôi bột,…Trước khi gieo hạt, đất cần phải xử lý các mầm bệnh bằng cách rắc vôi phơi ải

Bước 4: Tiến hành gieo hạt

Cho đất đã chuẩn bị vào các khay gieo, sau đó dử dụng đầu tăm tre cho vào mỗi khay một hạt. Chú ý khi gieo nên tạo khoảng cách giữa các hạt là từ 5 – 7 cm rồi phủ một lớp đất mỏng lên trên. Sau khoảng 1 tháng, khi cây phát triển 4 – 5 lá thật thì có thể bứng ra ngoài trồng.

Giai đoạn ươm cây ta nên để cây chỗ có ánh sáng vừa đủ, có mái che để dễ kiểm soát độ ẩm và nhiệt độ, giúp cây phát triển tốt hơn.

Bước 5: Tưới nước

Cây dừa cạn cần tưới nước đều đặn 2 lần/ngày vào sáng sớm và chiều tối, tốt nhất nên tưới bằng vòi phun sương để tránh tình trạng cây bị úng nước.

Bước 6: Chăm bón

Để kích thích bộ rễ phát triển thì sau khi bứng cây ra trồng khoảng 1 tuần thì bạn có thể phun Vitamin B1.

Đồng thời sử dụng phân bón lá 20-20-20 TE, phun định kỳ 7 đến 10 ngày/ lần để tăng cường chất dinh dưỡng giúp hoa lâu tàn và có màu sắc rực rỡ. Chú ý không phun lên phần hoa và lá, thời điểm phun nên vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát.

Bước 7: Phòng trừ sâu bệnh ( nếu có)

Cây hoa dừa cạn thường bị gặp phải một số bệnh hại như: bệnh nấm trắng, úng rễ,…

Khi phát hiện cây bị nấm trắng cần cắt bỏ ngay các cành có dấu hiệu bệnh để tránh lây lan sang các cành cây khác hoặc sử dụng vòi nước xịt mạnh vào các kẽ lá. Còn đối với bệnh úng rễ, bạn xử lý bằng cách dùng phân đạm hòa tan với nước để tưới cho cây.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline
0966.366.368
Chat qua Zalo
Facebook chat