Hiệu quả kinh tế từ mô hình sản xuất hoa lay ơn

Hoa lay ơn
Hoa lay ơn

Với quy mô và sản lượng cung ứng rất lớn trên thị trường trong và ngoài nước thì hiện nay trồng Lay ơn là một trong những mô hình sản xuất hoa hiệu quả ở nước ta. Không đòi hỏi quá nhiều về vốn đầu tư nhưng có thể mang lại hiệu quả kinh tế cao nếu bà con biết áp dụng các kỹ thuật trồng và chăm sóc loại cây này.

Điều kiện ngoại cảnh của cây hoa Lay ơn

– Nhiệt độ: Hoa lay ơn ưa khí hậu mát mẻ, nhiệt độ lý tưởng để trồng loài hoa này là 18-25 độ C.

– Ánh sáng: Đây cũng là loại cây rất ưa sáng với mức cường độ ánh sáng thích hợp 20.000-25.000 lux. Nếu ánh sáng bị quá yếu hoặc quá mình cũng đều ảnh hưởng tới sự sinh trưởng của cây.

– Độ ẩm: Tuy ưa ẩm nhưng hoa lay ơn không chịu được úng nước. Độ ẩm tốt nhất để trồng cây lay-ơn khoảng 70-75% với Nồng độ Clo trong nước tưới <600mg/l. Độ ẩm thấp cây phát triển chậm , năng suất cũng kém và ngược lại nếu bị ngập úng thì bộ rễ cây sẽ cũng sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều.

– Đất trồng: Hoa lay ơn sinh trưởng tốt nhất trên những loại đất thịt nhẹ, tơi xốp, bằng phẳng và thoáng và thông thoáng. Đặc biệt đất  dồi dào dưỡng chất, thoát nước tốt. Độ pH thích hợp là từ 6 – 6,5.

– Không khí: Đây là một trong những loài hoa khá mẫn cảm với không khí, nhất là khí Flo và Clo. Chính vì vậy, khi trồng cần tránh những nơi như gần lò gạch hoặc nhà máy, khu công nghiệp, bệnh viện, nghĩa trang,…

– Dinh dưỡng: Trong suốt quá trình trồng và chăm sóc cây hoa Lay ơn, cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để cây nhanh phát triển. Một số dưỡng chất không thể thiếu như: Phân trung lượng và vi lượng, Đạm (N), Lân (P), Calcium (Ca), Kali (K), Magnesium (Mg), Lưu huỳnh (S), Sắt (Fe), Mangan (Mn),…

Kỹ thuật trồng cây hoa Lay ơn

  1. Chọn giống và xử lý

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều giống khác nhau như: Song sắc, Đỏ tai vuông, Đỏ 09, Chinon, Đỏ cẩm,… Trong đó giống hoa Lay ơn Đỏ 09 đang được bà con sử dụng nhiều nhất.

– Yêu cầu về giống: Chọn củ giống  đồng đều về kích thước và màu sắc, đã được xử lý nảy mầm (mầm và rễ nhú đều khỏe mạnh), không bị sứt sẹo và nấm bệnh.

– Xử lý củ giống: Trước khi trồng nên ngâm củ giống trong dung dịch Iprodione (Rovral), mancozed (Mancozed, Dithane) 2% trong khoảng 15 phút rồi để khô ráo.

  1. Thời vụ trồng

Ở những vùng núi cao như: Tam Đảo, Lào Cai, Mộc Châu, Đà Lạt,… có thể trồng loài hoa này quanh năm, còn những tỉnh ở vùng đồng bằng sóng Hồng thì nên trồng vào cuối tháng 8 đến tháng 11.

  1. Xử lý đất và lên luống trồng

-Xử lý đất trồng: Đất được bừa thật kỹ, cày sâu 30 – 40cm, làm sạch cỏ dại và tàn dư thực vật từ vụ trước. Đồng thời tiến hành xử lý các mầm nấm bệnh, vi khuẩn trong đất bằng Ethoprophos 10%  hoặc Calcium hypochlorite ( định lượng sử dụng theo hướng dẫn của các cơ sở thuốc BVTV)

– Lên luống trồng: có độ cao 30 – 35cm; rộng 1 – 1,2m. Xẻ rạch theo chiều ngang của luống với độ sâu từ 12 – 15cm, khoảng cách rạch là từ 25 – 30cm.

  1. Cách trồng

Thông thường trồng hoa Lay ơn trên luống đơn sẽ dễ chăm sóc hơn. Khoảng cách trồng từ  25-30 cm ( Hàng cách hàng), 10-12 cm ( cây cách cây) với mật độ trồng dao động từ 20.000 -21.000 củ/1000m2. ( tùy vào kích thước của củ giống)

-Đặt củ ngay ngắn vào các rãnh đã rạch trước với độ sâu khoảng 8 – 10cm . Chú ý phải đặt mầm củ hướng lên trên để cây phát triển tốt và thằng thắn.

– Lấp lên trên củ một lớp đất dày từ 3 – 4cm, công đoạn này lên làm nhẹ nhàng để tránh ảnh hưởng tới mầm củ.

– Ngay sau khi trồng, cần tưới luôn nước để cung cấp đổ ẩm cho đất.

Kỹ thuật chăm sóc hoa Lay ơn

1.Tưới nước 

Nhu cầu về độ ẩm tùy thuộc vào từng giai đoạn phát triển của cây. Giai đoạn đầu mới trồng thì cây cần lượng nước lớn để duy trì độ ẩm đất ( 70 – 75%). Càng về sau khi cây bắt đầu trưởng thành thì giảm lượng nước dần dần.

  1. Chăm bón

Sau khi trồng, tiến hành bón phân theo định kì 15 – 20 ngày/lần. Bạn có thể sử dụng các loại phân bón như: Phân chuồng hoai mục, phân lân, kali, đạm và phân vi sinh,…Định lượng bón tùy thuộc vào diện tích trồng, bạn có thể tham khảo theo sự hướng dẫn trên các sản phẩm.

Ngoài ra, để cây phát triển mang lại hiệu quả cao hơn bạn có thể bổ sung thêm phân bón lá như:  Komix, Sporay-N-Grow, Đầu Trâu… để phun định kỳ 8 – 10 ngày/lần

  1. Tiến hành tỉa mầm và làm giàn cho cây

-Tỉa mầm: Sau khi trồng được khoảng 2 tuần, thấy mầm cây đã nhú lên trên mặt đất thì tiến cắt tỉa các mầm phụ chỉ để lại một mầm chính. Khi cắt tỉa bà con nhớ chú ý làm nhẹ nhàng tránh tác động nhiều đến phần gốc cây.

– Làm giàn: sử dụng các cọc tre hoặc sắt cắm theo mép luống, cách nhau từ 1,5 – 2m. Sau đó dùng dây cứng hoặc lưới đan sẵn để căng đều lên trên mặt luống.

Kỹ thuật thu và bảo quản hoa Lay ơn

-Thu hoa: Thời điểm cắt hoa nên vào buổi sáng sớm ( từ 7 – 9h). Khi theo dõi thấy cây có 1 – 2 nụ dưới cùng hé nở là lúc có thể thu hoa. Dùng kéo hoặc dao sắc cắt cành dài 60 – 80cm, chừa lại 1 – 2 lá hoàn chỉnh để cây tiếp tục nuôi củ.

– Bảo quản hoa: Sau khi cắt thì phân loại hoa rồi bó lại bằng giấy báo hoặc túi nhựa, để vào nơi râm mát. Nếu vận chuyển tiêu thụ ở xa thì bạn có thể bảo quản bằng cách ướp đá hoặc kho lạnh ẩm.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline
0966.366.368
Chat qua Zalo
Facebook chat