Diệt sâu bệnh trên cây chanh tứ quý theo cách không ngờ

Là loại chanh không hạt, cây chanh tứ quý được nhiều bà con lựa chọn để gieo trồng, tuy nhiên một trong những vấn đề bà con quan tâm hơn cả là sâu bệnh.

Các loại sâu thường gặp trên cây chanh tứ quý

Bệnh đốm đen: Đây là loại bệnh phổ biến các thu hoạch quả thường mắc phải. Trên thân, lá và quả có sự xuất hiện những đốm tròn nhỏ, màu nâu. Bệnh này do bọ rầy mà thành. Cách diệt tốt nhất là phun Zineb tỷ lệ 0,5% cho cây.

Bệnh phấn trắng: Trên lá và quả đột nhiên xuất hiện những đốm nhỏ, màu xanh vàng dày đặc như bột phấn. Trong trường hợp này bà con nên bình tĩnh sử dụng Topsin M 0,075-0,1% hòa với vôi bột phun trực tiếp lên cây.

Bọ cắt lá: Đây là loài bọ cánh cứng chuyên cắt lá và gặm lá non ảnh hưởng đến tiến độ ra hoa. Cành quá non trổ hoa có thể bị trụi lá, gây chột quả héo quả

Cây chanh tứ quý
Cây chanh tứ quý

Bọ rệp, bọ hôi: Bọ hôi thường xuất hiện trên hoa chanh, khi bà con thấy hiện tượng bọ hôi cần bắt chúng ngay, còn đối với rệp thì cần sử dụng thuốc Bi58 0,05-0,1% phun để tránh rệp lan ra những cây xung quanh ảnh hưởng đến tiến độ ra quả, thậm chí còn làm quả đắng, nhỏ, còi cọc.

Sâu bùa vẽ: Loài sâu này còn xuất hiện trên cây cam, quýt, bưởi và một số loại cây có múi. Loài sâu này chuyên đục thân khiến mô cây phồng rộp khó phát triển, lá non biến dạng, quả bị héo. Bà con cần diệt trừ loại sâu bùa vẽ bằng cách phun Padan 95WP 0,05-0,1% cho cây 1 lần/ tuần để diệt sạch sâu.

Nhện trắng, nhện đỏ: Sự xuất hiện của loài côn trùng sẽ gây tình trạng rám quả, quả chanh mọc nốt hoặc những mảng chàm xấu xí, bà con lưu ý có thể hòa gừng tỏi ngâm qua đêm hòa cùng lưu huỳnh bột với lượng phun là 25kg/ha để diệt nhện hoặc có thể sử dụng thuốc phun Polytrin 40EC 0,1%.

Sâu đục quả: Đây là hiện tượng phổ biến khi các cây thu hoạch quả ra trái. Hiện tượng này xuất hiện khi có bướm hoặc ruồi đen chích quả tạo vi khuẩn. Các đường đục sẽ là môi trường thuận lợi để nấm, vi khuẩn, ruồi phát triển làm cho chanh non bị thối nhanh chóng.

Sâu đục thân, đục cành: Đặc biệt lưu ý hiện tượng bị đục thân gây ra bởi con xén tóc. Từ chỗ đục của sâu sẽ tiết ra những chất nàu vàng đục làm cành cây héo, ảnh hưởng sự phát triển của quả.

Thu hoạch chanh tứ quý đúng cách

Gần đến thời gian thu hoạch, một vấn đề khác bà con quan tâm chính là sâu bệnh. Bởi cây chanh thân yếu, nếu không được chăm gốc tốt thì rầy và rệp sẽ bám chặt thân cây kìm hãm sự phát triển của cây.

Lưu ý bà con hạn chế tưới nước cho cây, loại bỏ các lá nhỏ trên cây, cắt bỏ toàn bộ các chồi vượt, cành già, cành nhỏ đã mọc trong các tán cây.

Khi cây bắt đầu ra nụ mới tiến hành tưới đẫm cây 2 ngày liên tục, bón NPK với liều lượng 0,5kg/cây giúp quả nhanh lớn.

Khi cây nở hoa, bà con cần cuốc xung quanh tán cây sâu 25cm và ngưng tưới nước, dinh dưỡng, NPK đồng thời lấp đất lại.

1 tuần sau, bà con cuốc thành rãnh và bón kali clorua cho gốc, lưu ý bón phân xa gốc cây 15cm, trong vòng 1 tháng không tưới cho cây, sau 1 tháng tưới ẩm và chăm sóc cho cây bình thường.

Khi chanh ra quả non, bà con hạn chế tưới ẩm, để cho bầu đất hơi khô, cây hơi héo thì tưới nước trở lại. Vài ngày sau tưới thưa dần để bầu đất hơi khô, cây hơi héo thì tưới nước dần trở lại, tuyệt đối không tưới phân sẽ khiến quả rụng.

Quả chanh đạt tiêu chuẩn là quả có vỏ bóng, chùm quả to và mọng, bóc vỏ mỏng có mùi thơm đạt chuẩn, cây chanh phải đạt chiều cao tối thiểu 2m, thân không rệp, không xù xì, lá đều không cuộn mép.

Chúc bà con một mùa màng bội thu!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline
0966.366.368
Chat qua Zalo
Facebook chat