Đất nhiễm mặn trồng cây nào hiệu quả nhất

Đất nhiễm mặn là gì?

Đất nhiễm mặn hay đất bị xâm nhập mặn là là sự tích tụ quá nhiều muối hòa tan trong đất. Các vùng đất nhiễm mặn thường là những vùng ít mưa, vùng khô hạn và bán khô hạn, đất ngày một tích tụ nhiều muối và đất bị mặn hóa. Có thể đất mặn là do đất nhiễm mặn từ biển, bị nước biển xâm thực. Nước biển theo đường sông hoặc nước ngầm vào sâu trong nội địa.

Ngoài việc tích tụ trong đất do các tiến trình tự nhiên, muối cũng có thể được tích tụ do tưới tiêu không hợp lí của con người trong quá trình canh tác. Vì nước tưới thường là nước lấy trực tiếp từ các sông…Nước này thường chứa một lượng muối khoáng lớn( do nhận được từ các vùng đất khác nhau mà nó chảy qua).

Khi tưới, vì một lí do nào đó, hoặc do tưới quá nhiều, lượng muối này không đươc cây trồng sử dụng hết, lại không bị rửa trôi đi nơi khác, nó sẽ tích lại…và ngày càng làm cho đất bị nhiễm mặn.

Việc con người sử dụng nước đầu nguồn quá mức làm cho mực nước ở các sông thấp xuống, điều này cũng là nguyên nhân làm cho đất bị nhiễm mặn do nước biển xâm lấn sâu vào trong nội địa.

Đất mặn có 2 loại là: Đất mặn nhiều và đất mặn ít và trung bình.

Đất mặn nhiều được hình thành do bồi tụ của phù sa sông, biển hoặc hỗn hợp sông biển, nhưng do phân bố ở địa hình thấp, ven đầm phá, chịu trực tiếp của nguồn nước mặn nên đất bị mặn nhiều (hàm lượng Cl- dao động từ 0,05-0,15%). Đất mặn nhiều thường có màu tím hoặc nâu hơi xám đen.

Loại đất này có độ mặn cao, có thể dùng để trồng cói hoặc nuôi trồng thủy sản, nếu giải quyết được nước ngọt và chọn được giống lúa chịu mặn thì có thể trồng lúa 1 vụ hoặc 2 vụ.

Đất mặn ít và trung bình phân bố tập trung ven đồng bằng tiếp giáp vùng đất mặn nhiều, ven sông lớn hoặc các kênh rạch, đầm phá. Loại đất này được hình thành do ảnh hưởng của mạch nước ngầm mặn hoặc do ảnh hưởng của nguồn nước mặn tràn vào không thường xuyên.

Đất có màu xám hơi tím hoặc nâu tím nhạt, các lớp dưới có màu xám nâu hoặc xám xanh. Loại đất này hiện nay đang được sử dụng trồng lúa, nhưng năng suất thấp không ổn định. Loại đất mặn trung bình có thể dùng trồng cói hoặc cải tạo để nuôi trồng thủy sản.

Cung cấp nước cho đất

Đất bị nhiễm mặn trồng cây ăn quả nào?

Nhóm cây ăn quả chịu mặn trung bình: Cam, quýt, me, bưởi, xoài,….
Nhóm cây ăn quả chịu mặn khá: xa bô chê, mãng cầu xiêm.

Tuy nhiên nếu được tận dụng nguồn nước ngọt trong mương vườn giúp các loại cây ăn quả sinh trưởng tốt hơn cho dù chúng có khả năng chịu mặn được đi chăng nữa. Người trồng cũng cần bón phân hợp lý để giúp cây trồng chịu mặn tốt hơn so với bình thường.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline
0966.366.368
Chat qua Zalo
Facebook chat