Chăm sóc cây trồng trong điều kiện hạn

Đất bị nhiễm mặn sẽ khiến cây trồng khó sinh trưởng, phát triển, thậm chí hỏng rễ và chết. Vì vậy để bảo vệ cây trồng khỏi tác hại của hạn, mặn, bà con có thể tham khảo những biện pháp dưới đây…

Trước giai đoạn hạn, mặn

Việc làm tiên quyết là bà con cần củng cố hệ thống đê điều xung quanh khu đất trồng cây để ngăn ngừa nước mặn xâm nhập. Tiến hành nạo vét kênh mương để dự trữ đủ nước ngọt cung cấp cho cây trồng, hoặc dự trữ nước ngọt trong túi nilon dày đặt dưới gốc cây để tưới thời điểm mặn xâm nhập.

Ngoài ra, bà con cần chuẩn bị nguồn rơm rạ, lục bình, lá khô, cỏ khô,… hoặc màng phủ nông nghiệp phủ gốc cây để giữ ẩm cho đất. Đồng thời cắt tỉa bớt cành lá của cây để hạn chế thoát hơi nước. Cần tăng cường bón phân hữu cơ, phân hữu cơ vi sinh và kali nhằm làm tăng hàm lượng K+ trong cây để tỷ lệ K/Na cao, từ đó hạn chế sự thu hút Na+ vào cây, hạn chế cây bị ngộ độc do Na+, Cl-. Bón thêm phân lân để cung cấp lân cho cây, hạn chế sự thu hút các ion Cl- quá nhiều trong cây.

Trong giai đoạn hạn, mặn

Trồng cây trên đất hạn, mặn
Trồng cây trên đất hạn, mặn

Đo độ mặn cẩn thận trước mỗi lần lấy nước, không tưới nước có độ mặn trên 1‰ cho cây. Riêng đối với một số cây ăn trái mẫn cảm với mặn như sầu riêng, chôm chôm, măng cụt,… không tưới nước có độ mặn trên 0,5‰.

Trong thời gian nhiễm mặn chỉ tưới nước tối thiểu, giúp cho cây không bị héo và mặt đất không bị khô nứt (kéo dài thời gian giữa 2 lần tưới, giảm số lần tưới và lượng nước tưới).

Trong quá trình chăm sóc cây, cần mạnh dạn tỉa bớt hoặc toàn bộ số trái trên cây tùy theo mức độ ảnh hưởng của mặn ít hay nhiều để đảm bảo sự sinh trưởng của cây.

Không nên bồi bùn, kích thích ra hoa, cành mới.

Khi có nguồn nước ngọt, tranh thủ tích nước và tưới để giữ ẩm.

Sau giai đoạn hạn, mặn

Bà con cần nhanh chóng thau chua rửa phèn tích tụ trong đất, khai thông kênh mương, xới nhẹ đất trồng để thúc đẩy nhanh công tác rửa phèn và tạo sự thông thoáng cho rễ cây

Khi dùng nước ngọt tưới phun rửa phèn, mặn cần tưới với tia nước nhỏ để làm tăng độ thấm sâu của nước vào đất, cần tưới liên tục khoảng 5-7 ngày, với lượng nước đủ lớn để rửa được phèn, mặn ra khỏi đất.

Tăng cường bón những loại phân có tác dụng kích rễ như: phân hữu cơ, phân hữu cơ vi sinh (phân chuồng hoai hoặc phân hữu cơ khoáng có hàm lượng đạm thấp), phân có hàm lượng lân cao,… nhằm tạo điều kiện cho hệ thống rễ của cây phục hồi nhanh và hấp thu dinh dưỡng trong đất.

Ngoài ra, độ mặn có thể ảnh hưởng đến các quần thể vi sinh vật trong vùng rễ và tương tác của chúng với rễ. Vì vậy, cần bổ sung hệ vi sinh vật cộng sinh vùng rễ.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline
0966.366.368
Chat qua Zalo
Facebook chat