Phù hợp với địa hình đất đồi, mít Thái là giống cây được bà con tin tưởng gieo trồng bởi thời gian ngắn, ra quả quanh năm đồng thời không kén cách chăm bón.
Chọn giống mít Thái đúng chuẩn
Mít Thái là giống cây tương đối dễ trồng, không cần sử dụng thuốc bảo vệ mà vẫn cho năng suất cao.
Loại cây ăn quả này phát triển cho ra quả quanh năm, tuy nhiên để quả mít cho chất lượng tốt, bà con nên lựa trồng mít vào đầu mùa mưa tầm tháng 5 đến tháng 7 Dương lịch. Thời gian thu hoạch trung bình từ 4 đến 5 tháng.
Thông thường người ta dùng cây gốc ghép để thu hẹp thời gian, đồng thời đảm bảo gốc khỏe. Bà con ghép gốc mít trong 3 tháng, chiều cao 40cm, có 4-6 lá xanh là đạt kết quả. Bà con chú ý để nhựa khô 2-3 ngày mới bó bầu cây nếu không sẽ bị nhiễm khuẩn mà chết khô cành.
Cách trồng mít Thái
Bạn cần xẻ mương rãnh sâu ít nhất 30 – 40cm để chống ngập, đồng thời đắp mô cao 70cm, đào hố sâu 40cm. Nếu đất có độ dốc 6% thì chỉ cần làm hố trồng cây.
Tại mỗi hố cây, trước khi trồng 15 ngày bà con cần làm sạch đất bằng cách ủ phân hoai mục, trấu, vỏ dừa, phân hữu cơ với lớp đất mặt xung quanh, trộn thêm 0,5 kg vôi để phòng trừ mối kiến và nâng cao độ pH đất. Tuyệt đối không dùng tro bếp, tro rạ làm lớp lót bởi sẽ làm mặn đất.
Sau 15 ngày, bà con bón lót cho hố, đào ô nhỏ giữa hố đất, xem rễ cắt hết rễ cái sau đó dùng tay lấp nén chặt lớp đất xung quanh để cố định gốc cây con không bị gió lay, lưu ý cổ rễ ngang bằng với nền đất xung quanh.
Mít là cây dễ thối rễ khi ngập úng nên vào mùa mưa lũ bà con phải kiểm tra kênh mương cống rãnh và có kế hoạch chống úng. Đặc biệt phải thường xuyên làm cỏ quanh gốc cây để tạo thông thoáng thúc đẩy cây phát triển ổn định.
Bà con nên trồng dày, mỗi cây cách nhau 5m, hàng cách hàng 6m để tăng sản lượng và rút ngắn thời gian hoàn vốn, sau đó áp dụng phương pháp tỉa cành.
Kỹ thuật chăm sóc mít Thái
Sau khi trồng cây, trong 1 tháng đầu, bà con lưu ý tưới nước định kỳ nhất là trong mùa khô. Tiếp đến khi trái đang lớn và lúc quả sắp chín.
Để cây không nhiễm rầy thân, bà con thường xuyên phang cỏ dại, tiêu hủy lá vàng, quả thối rụng.
Tỉa cành định kỳ là cách để kích cây phát triển đồng thời bảo vệ cây sau khi thu hoạch, chỉ tỉa vàng nhỏ mọc không đúng hướng, cành sâu, cành sà sát mặt đất. Khi cây mít đạt chiều cao 1m, bà con nên tỉa cành 3 lần/năm.
Để gốc mít Thái cho quả đạt chất lượng thông thường bà con mất thời gian từ trên 4 năm.
+ Năm thứ 1: Cách 1,5 tháng bón phân 1 lần NPK, lân cách gốc 20cm theo liều hướng dẫn, mục đích cấp dưỡng cho cây khi bộ rễ chưa bén đất.
+ Năm thứ 2-3: Bà con bón cây như năm thứ 1.
+ Năm thứ 4: Bà con cần tăng lượng phân so với 2 năm trước chia làm hai lần bón đầu và cuối mùa mưa đảm bảo trái sẽ chính tập trung, màu thịt quả vàng hơn vàng mùi vị thơm ngon hơn.
Thu hoạch mít Thái
Cây mít Thái cho trái rải vụ quanh năm, bà con chú ý trái mít già là khi các gai nở căng, chuyển từ màu xanh sang màu xanh vàng hoặc nâu nhạt, mủ lỏng và trong, vỗ kêu bồm bộp.
Khi thu hoạch cần cắt cuống sát thân, sau khi thu hoạch, bà con cần xới sạch toàn bộ diện tích một lần/vụ; một năm xới gốc 2-3 lần.
Chúc bà con có một vụ mít Thái bội thu!