Trồng dâu tây thủy canh là phương pháp trồng hiện đại không cần dùng đất mà cây vẫn phát triển tốt.
Thời gian gần đây, phương pháp trồng cây thủy canh được nhiều người hết sức ưa chuộng, nhất là các hộ gia đình nhà tầng, chung cư.
Chuẩn bị vật dụng
– Thùng xốp, phủ đen bằng nilon nông nghiệp, ở dưới có khoan lỗ thoát nước.
-Rọ trồng thủy canh
-Giá thể trồng rau thủy canh (sơ dừa, mụn dừa, viên nén ươm hạt,… )
-Hạt giống rau ăn quả
-Dung dịch dinh dưỡng thủy canh loại cho rau ăn quả
-Tấm lót, máy sục khí, bình tưới nước,…
Trồng cây ăn quả thủy canh là gì?
Trồng cây thủy canh là một kỹ thuật trồng cây trong môi trường dung dịch dinh dưỡng không sử dụng đất. Nguyên lý của phương pháp này chính là dùng nước làm môi trường cung cấp đầy đủ cho cây, bổ sung dinh dưỡng cần thiết để cây phát triển mà phải đảm bảo ánh sáng để cây quang hợp.
Tuy nhiên giá thành của sản phẩm từ phương pháp trồng thủy canh hơi cao so với người tiêu dùng nên thông thường phương pháp này được các gia đình dùng nhiều hơn.
Cách thức trồng dâu tây thủy canh
Là loài cây ôn đới ưa lạnh tuy nhiên khi chúng ta mua cần lựa giống dâu tây chịu được khí hậu nóng, tránh mua hạt giống có xuất xứ từ Nga bởi nó rất khó trồng.
Trước tiên, bạn khoan lỗ trên nắp thùng phù hợp theo kích thước rọ trồng sau đó bọc màng phủ trong thùng để đảm bảo độ bền cho thùng xốp và tiện dụng hơn khi trồng dâu tây.
Hạt dâu tây rất nhỏ nên khi gieo cần cẩn thận. Rắc hạt giống vào giá thể trong rọ thủy canh, tốt nhất bạn nên sử dụng giá thể đã qua xử lý để không làm ảnh hưởng đến PH của nước.
Lưu ý không nên cho quá nhiều hạt giống vào 1 rọ, tưới đẫm nước để giữ độ ẩm. Sau đó, bạn tưới phun sương thường xuyên để giữ độ ẩm. Khi cây lên mầm và ra lá, bạn bắt đầu đưa những rọ này lên giàn thủy canh. Đặt rọ trồng vào các lỗ đã khoan trên nắp hộp.
Sử dụng máy sục khí hòa tan oxy vào nước tạo điều kiện tốt nhất cho quá trình sinh trưởng, phát triển của dâu tây.
Một trong những kỹ thuật trồng dâu tây thủy canh quan trọng đó chính là độ PPM của dinh dưỡng. Với cây dâu tây, nồng độ PPM dao động từ 1000-1500.
Tuy nhiên bạn không nên cho những câu dâu tây mới nảy mầm lên dàn dinh dưỡng cao bởi cây sẽ bị sốc, bội thực và chết rễ.
Bạn nên để cây ở PPM ở mức thấp, khi cây lớn, ra từ 3-4 lá thật và cứng cáp, bạn mới bắt đầu tăng PPM dinh dưỡng theo mỗi giai đoạn phát triển. Hàng ngày, bạn cần kiểm tra nồng độ dinh dưỡng phù hợp với mỗi loại rau trồng.
Lưu ý không đổ dung dịch ngập rễ dâu tây vì sẽ khiến rễ bị ngạt thở dẫn đến úng gốc.
Chăm sóc cây trồng
Với cách trồng cây dâu tây thủy canh, bạn cần tránh cây khỏi các điều kiện cực đoan như nắng to, mưa, gió bão để không làm ảnh hưởng đến chất lượng cây trồng
Khoảng 3-4 ngày/ 1 lần mở nắp khay để bổ sung nếu dung dịch thủy canh bị cạn. Đồng thời bổ sung nước cho cây, có thể dùng bình phun để tưới, nhất là trong những ngày hè nắng nóng kéo dài.
Khi cây ra chắc lá, bạn cần chú ý cắt tỉa thường xuyên, lưu ý vấn đề sâu bệnh trong quá trình phát triển cây.
Thu hoạch
Trái dâu dây thu hoạch khi quả có màu đỏ hồng, mùi thơm đặc trưng, tai lá cong lên hình cánh buồm, da quả bóng bắt mắt. Cách hái dâu tây đúng cách là bấm nhẹ vào cuống quả. Bạn nên thu hoạch quả dâu tây vào buổi sáng hoặc 3h chiều, không được thu hoạch dâu tây khi trời nắng gắt.
Bài viết hi vọng sẽ giúp nhiều bạn có thêm kinh nghiệm trồng dâu tây thủy canh tại nhà đúng cách. Chúc bạn thành công!