Là loại cây cho năng suất cao, nhiều bà con lựa chọn trồng nhãn để làm kinh tế.
Cây nhãn thuộc loại cây ăn quả thân gỗ khỏe mạnh, có nhiều cành nhánh, thích hợp trồng ở nhiều loại địa hình.
Thân cây nhãn màu nâu xanh lá màu xanh đậm, thuôn dài rộng 2,5–5 cm, dài khoảng 7-20 cm.
Thời gian hoa nhãn nở vào tháng 2,3,4 hàng năm, ra quả vào tháng 8, quả nhãn ngon là quả có cùi trắng trong dày, hạt nhỏ đen láy.
Nhãn có rất nhiều loại: nhãn xuồng, nhãn trơ cùi, nhãn tiêu da bò, nhãn nước, nhãn lồng…
Cách lựa giống trồng nhãn
Cây nhãn dễ chăm sóc, ít sâu bệnh, có tính thích ứng rộng, chịu lạnh, chịu nóng tốt hơn vải.
Bà con có thể trồng nhãn quanh năm, lưu ý cây nhãn có thể trồng gần như quanh năm, tuy nhiên bà con nên lựa chọn trồng nhãn vào giữa tháng 4, tháng 10, 11, lượng mưa nhiều, cây sẽ nhanh phát triển.
Tránh trồng nhãn vào tháng 5-6 vì thời gian này đất chặt làm cây nghẹt rễ thối và chết.
Lưu ý mùa mưa cần có rãnh thoát nước bởi cây sẽ úng, nghẹt rễ. Nhiệt độ phù hợp cho nhãn sinh trưởng, phát triển khoảng từ 22 đến 27 độ, mùa hoa nở cần nhiệt độ cao hơn khoảng trên 30 độ.
Thông thường bà con chiết cành nhãn giống để tiết kiệm thời gian, gốc nhãn khỏe, phải là giống tốt, cây cứng đã cho ra quả có giá trị kinh tế tuy nhiên cây con về sau nếu không được chăm bón đúng cách sẽ dễ đổ ngã.
Cách trồng nhãn
Trước khi trồng nhãn bà con cần bón lót trước đất với vôi và phân hoai mục, phơi đất trong vòng 20 ngày sau đó đắp mô. Mô đất tiêu chuẩn có kích thước rộng 0,7m, cao 0,6m.
Đất thích hợp để trồng nhãn là đất mặn nhưng không ưa đất sét nặng: phù sa, đất thịt, đất đồi… nên trồng đất có tầng dầy trên 70 cm, tỷ lệ mùn 2% với độ chua nhẹ pH 6.5 thoát nước tốt.
Trước hết, bà con dùng dao khoét lỗ một lỗ nhỏ trên cây vừa vặn với bầu cây con. Sau đó cho cây vào mô đất để bầu cây bằng với mặt đáy trên của mô. Bà con chú ý tránh cắt phần rễ làm tổn hại thân cây. Để thân cây ngay ngắn, bà con vun đất, nén nhẹ thân cây, cắm cọc nữa để cây không bị đổ.
Lưu ý khoảng cách trồng nhãn thích hợp là 7m x9m. Trong những năm đầu tiên, bà con nên trồng xem canh cây ngắn ngày để tăng dinh dưỡng cho đất, sau khi cây giao tán, bà con cần làm sạch cây và gốc, rắc vôi bột để diệt khuẩn nấm tránh rầy làm hại thân cây.
Nên trồng nhãn nơi rộng rãi, thoáng gió, nhiều nắng, tuy nhiên nhãn vẫn chịu bóng được nhưng sẽ ít hoa và quả.
Chăm sóc nhãn đúng cách cho mùa bội thu
Trong thời gian đầu tiên, bạn nên tưới nước thường xuyên để cây nhãn phát triển, mức độ tưới nước khoảng 2 ngày/lần với lưu lượng bằng mưa tự nhiên.
Giai đoạn bón phân rất quan trọng, bà con nên chú ý thời kỳ và độ tuổi bón cây sao cho phù hợp.
Tháng 8-9: Bón phân sau khi thu hoạch quả
Đầu tháng 2: Bón kali, đạm và lân để kích thích ra hoa và mầm cây mới.
Cuối tháng 3 đầu tháng 4: Bón đạm để cung cấp dinh dưỡng cho chùm hoa, tăng khả năng đậu quả và phát triển cành.
Cuối tháng 6 đầu tháng 7: Bón đạm và kali để tăng dinh dưỡng để quả phát triển.
Bà con lưu ý khi cây trưởng thành, sau mỗi vụ cần tỉa cành vươn dài, cành bị sâu bệnh, rệp bám để ngọn cây phát triển đồng loạt.
Hi vọng bài viết trên sẽ giúp và con có thêm nhiều gợi ý để có một mùa nhãn bội thu.