Cây hoa thanh liễu có sức sống rất mãnh liệt, nó thể sống trong nhiều điều kiện môi trường khắc nghiệt khác nhau. Loài hoa này mang nét đẹp tự nhiên có phần hoang dã với điểm nổi bật là có thể tươi lâu đến 2 – 3 tháng, chính vì vậy nó được sử dụng rất nhiều trong việc trưng bày, trang trí. Để có thể hiểu hơn về đặc điểm cũng như cách trồng và chăm sóc loài hoa thanh liễu này thì hãy cùng chúng tôi tìm hiểu bài viết sau đây.
Điều kiện sinh trưởng của cây hoa thanh liễu
– Ánh sáng: Hoa thanh liễu rất ưa sáng, nó có thể phát triển tốt ngay cả khi ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp. Vì vậy khi trồng nên chọn nơi có vị trí có nhiều ánh sáng.
Còn về chế độ ánh sáng thì bạn cũng nên lưu ý trồng ở những nơi thoáng đãng, có đầy đủ ánh sáng mặt trời nếu trồng trong điều kiện quá nhiều bóng râm cây sẽ ốm yếu tốc độ phát triển kém. Đặc biệt là trong những ngày mưa bão, hãy để ý đến vấn đề gẫy cành nhánh, bởi cây liễu khá mảnh mai, cành mềm, nhỏ.
– Nhiệt độ: Cây thanh liễu có khả năng chịu nóng và lạnh khá tốt, nhiệt độ lý tưởng nhất để cây phát triển là khoảng 20 – 28 độ C.
– Đất trồng: Nên chọn trồng ở những vùng đất tơi xốp, có khả năng thoát nước tốt, đất có nhiều chất dinh dưỡng thì càng tốt.
– Độ ẩm: Cây hoa thanh liễu không quá ưa ẩm, độ ẩm thích hợp từ khoảng 60 – 65%.
– Nước: Cây không chịu được ngập úng nên chỉ cần cung cấp lượng nước vừa đủ, không nên để đất trồng bị quá sũng nước, điều này sẽ khiến cây kém phát triển, lá vị vàng úa và rụng.
Hướng dẫn cách trồng cây hoa thanh liễu
Cây hoa thanh liễu thường được trồng bằng phương pháp chiết hoặc giâm cành bởi nó vừa mang lại hiệu quả cao, vừa tiết kiệm thời gian và công sức. Để thực hiện bạn cần trải qua đầy đủ các bước sau đây:
Bước 1: Đầu tiên là lựa chọn cành giâm. Để đạt được kết quả cao, bạn cần chọn những cành bánh tẻ khỏe mạnh, không sâu bệnh và có sức sống tốt.
Bước 2: Chuẩn bị hỗn hợp bao gồm đất, xơ dừa và phân hữu cơ để cho vào bầu giâm cành hoa thanh liễu.
Bước 3: Sau khi giâm cành khoảng 2,5 – 3 tháng, nếu thấy cành giâm đã bắt đầu xuất hiện rễ thì lúc này có thể đưa chúng ra những khu vực đất đã chuẩn bị để trồng.
Bước 4: Tạo hố trồng với kích thước tương ứng bầu cây, sau đó bỏ lớp vỏ nilon bên ngoài bầu cây thanh liễu rồi cho xuống hố, lấp chặt đất để cây được giữ cố định và không bị đổ nghiêng ngả. Ngoài ra bạn cũng có thể sử dụng các cọc tre hoặc gỗ là giá chống đỡ để bảo vệ cây không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố ngoại cảnh bên ngoài.
Chăm sóc cây hoa thanh liễu đúng cách
Trong những năm đầu tiên, công đoạn chăm sóc là rất quan trọng bởi nó ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình sinh trưởng cũng như phát triển của cây.
– Để cây thanh liễu nhận được ánh sáng tốt nhất thì người trồng cần thường xuyên vun xới, dọn cỏ, phát quang các bụi rậm, đồng thời cắt tỉa những cành đã bị vàng úa, sâu bệnh.
– Vốn là một loại cây ưa ẩm nên việc cung cấp đủ lượng nước cho cây là rất cần thiết. Tùy vào điều kiện thời tiết ở từng khu vực để cân đối việc tưới tiêu phù hợp nhất. Người trồng cần thường xuyên kiểm tra độ ẩm trong đất trồng, nếu đất quá khô có thể tăng lượng tưới và không nên để đất bị ướt sũng.
– Chăm bón: Chế độ bón phân phù hợp là rất quan trọng cho sự phát triển của cây. Một số loại phân bón có thể sử dụng như phân lân, phân rong biển kết hợp với phân vi sinh theo định lượng khuyến cáo sử dụng.
– Cắt tỉa: Công đoạn này giúp cho cây có độ thông thoáng, tạo những cánh và nhánh mới để ra hoa nhiều hơn. Tuy vậy, người trồng cũng không nên cắt tỉa quá thường xuyên và thời điểm tốt nhất để tiến hành là vào cuối mùa đông đầu xuân.
– Phòng trừ sâu bệnh: Mặc dù cây hoa thanh liễu ít gặp những vấn đề về sâu bệnh, tuy nhiên để phòng trừ tối đa sâu bệnh hại tấn công thì trong suốt quá trình trồng và chăm sóc bạn nên chú ý theo dõi thường xuyên diện tích trồng hoa. Nếu thấy dấu hiệu sâu bệnh cần có biện pháp xử lý kịp thời để tránh lây lan sang những cây khác.
Một số loại sâu bệnh thường gặp trên cây hoa thanh liễu như: bệnh phấn trắng, đốm lá, sâu đục thân, rệp hoặc các loại nấm mốc,…Cách khắc phục là bạn có thể sử dụng các loại thuốc BVTV đặc trị để phun phòng trừ.