Để mùa xoài tăng năng suất, ngay khi xoài ra hoa kết trái, bà con phải chú ý sâu bệnh để xử lý kịp thời, tránh ảnh hưởng.
Là loại cây có năng suất cao thích hợp trên nhiều loại đất trồng, nhiều bà con lựa chọn trồng xoài để làm kinh tế.
Tuy nhiên, trong quá trình ra hoa kết trái, bà con phải chú ý đến sâu rệp tránh để ảnh hưởng đến quả làm giảm năng suất cây trồng.
Các loài sâu bọ thường gặp trên cây xoài
Bọ cắt lá: Đây là loài bọ cánh cứng chuyên cắt l và gặm lá non làm khuyết cành, đứt cành, ảnh hưởng đến tiến độ ra hoa. Cành quá non trổ hoa có thể bị trụi lá, gây chột quả héo quả. Loài bọ này xuất hiện dày đặc ở nhiều giống xoài: xoài cát, xoài tượng, xoài đỏ,…với mật độ cao ở giai đoạn lá non từ tháng 1-3.
Châu chấu xanh lớn: Khác với châu chấu thông thường, châu chấu xanh có thân hình bầu dục, dài 7-10mm chuyên ăn lá, cắn đứt chồi non và hoa, thậm chí hút mật khiến hoa không thụ phấn được ảnh hưởng đến quá trình ra quả của cây. Loài này không chỉ xuất hiện trên cây xoài mà còn phá nhiều cây như :bắp ngô, đậu, bông, chè cam quít, chôm chôm, nhãn.
Rầy hoa: Loài sinh vật này trưởng thành dạng cái nêm to dài 4mm có màu xanh nhạt hoặc nâu vàng. Loài rệp này chích hút hoa xoài khiến hoa xoài bị đen, khô và rụng sớm làm giảm tỉ lệ đậu quả. Bà con lưu ý trên 1 chùm hoa có thể có hàng trăm con rầy.
Rầy gây mụn lá non: Rầy sinh trưởng mạnh nhưng có kích thước nhỏ, loài này chuyên đẻ trứng vào trong mô lá non hút nhựa lá khiến lá phình to nổi u mụn. Khi nốt đủ to, rầy đục thân chui ra và ảnh hưởng đến những cây khác khiến các vết nứt trở nên cứng, có màu đen.
Bọ trĩ: Bà con lưu ý loài bọ này chỉ chích hút làm phiến lá khiến các phiến lá biến màu và cong sun lại. Còn trên quả non, bọ chích vào tế bào biểu bì tạo ra các mảng sẹo màu xám trên vỏ khiến quả rám đen, xấu xí.
Sâu ăn lá: Là những con sâu non có sức ăn phá rất mạnh ăn trụi lá trong thời gian ngắn, không chỉ dừng lại ở đó, sâu còn đục vào ngọn xoài gây khô chết ngọn ảnh hưởng đến quá trình ra quả.
Bướm hút quả: Khi xoài ra trái, loài bướm này sẽ chích phần vỏ vào thịt xoài để hút dịch, bằng mắt thường rất khó phát hiện vết chích. Sau nhiều ngày vết chích biến màu, bà con bóp nhẹ vết chích có dịch quả chảy ra, lúc này các quả bị chích bị thối và rụng bởi ruồi giòi xâm nhập.
Sâu đục quả: Đây là hiện tượng phổ biến, khi quả bị sâu đục, trên phần chóp sẽ tiết dịch và hình thành chấm đen. Các đường đục sẽ là môi trường thuận lợi để nấm, vi khuẩn, ruồi phát triển làm cho quả xoài bị thối nhanh chóng. Thường sâu tấn công quả non với mật độ 4-5 con/quả.
Cách phòng trừ sâu bệnh cho cây xoài
Thông thường với các loài bọ rệp có vòng đời 50-60 ngày, bọ trưởng thành có thể sống và phá hại hàng tháng. Bởi vậy bà con nên sử dụng nấm xanh và nấm trắng ký sinh từ 5-7 ngày để diệt trừ, giảm thiểu mật độ gây hại của bọ theo thời gian. Ngoài ra, bà con chú ý làm sạch gốc xoài thường xuyên, xén ngọn tỉa cành định kỳ để tránh tình trạng nấm trùng, thu gom thiêu hủy các lá non bị cắt rơi xuống đất, cày xới đất dưới tán lá cây bị hại để diệt nhộng non.
Đối với bọ có thể nhìn thấy bằng mắt thường, bà con cần dùng tay hoặc vợt để bắt hoặc dùng thuốc hạt rãi quanh gốc cây 1-2 lần/năm vào đầu và cuối mùa.
Đặc biệt, khi xoài vừa ra nụ có thể phun thuốc CNX-RS để diệt rầy, đối với rầy thân, bà con sử dụng vòi xịt mạnh xịt trực tiếp vào nơi có rệp hoặc pha dầu khoáng với nước sạch để phun.
Trong điều kiện cho phép, sau khi thu hoạch xong cho nước vào ngập vườn khoảng 36-48 giờ để diệt nhộng trong đất sau đó rắc vôi bột và NPK để khử đất đồng thời dưỡng ẩm cho đất.