Cách chăm sóc cây dâu tằm để lấy quả

Là loại cây dễ trồng trên mọi loại đất và địa hình, nhiều gia đình lựa chọn trồng cây dâu tằm lấy quả và lá để nuôi sâu tằm.

Giá trị của quả dâu tằm với sức khỏe con người

Từ xa xưa, người ta đã lấy quả dâu làm hương liệu để ngâm rượu đồng thời làm thuốc dẫn chữa bệnh. Trong quả dâu tằm có chứa vitamin c, carotin, tanin, đường 9%, axit 2%, protit 0,36% có tác dụng bồi bổ cơ thể, thanh nhiệt, điều trị các bệnh về mắt, trị chứng mất ngủ, chống bạc tóc, chữa ho, tốt cho khớp xương, thông huyết khí, giúp da dẻ hồng hào…

Chuẩn bị trồng cây dâu tằm

Cây dâu tằm
Cây dâu tằm

Dâu tằm khá thân thiện và dễ sống, bạn chỉ cần có một mảnh vườn diện tích nhỏ hoặc bồn cây xi măng có bề dày đất lớn hơn 1m là có thể trồng dâu tằm.

Vốn là cây ưa sáng, nên dâu tằm cần được trồng ở nơi giàu ánh sáng mặt trời để cho ra năng suất và quả.

Tuy nhiên, để có năng suất, chất lượng quả tốt nhất cần chọn đất có bề dày tầng canh tác >1m, độ pH từ 6,5 – 7.

Trước khi trồng dâu tằm, bạn nên làm đất, trộn đất với phân bò hoai mục, vỏ trấu, xơ dừa, than bùn, mùn hữu cơ sau đó bón cây phơi 10 ngày để làm sạch đất.

Chọn giống dâu tằm

Điều đặc biệt của cây dâu tằm là bạn có thể trồng bằng hạt hoặc trồng bằng cây chiết ghép cành để cây cho trái nhanh và tuổi thọ cao. Nên chọn cây chiết được lấy từ gốc cây mẹ khỏe mạnh, không rầy thân, đã cho ra mùa quả để đảm bảo thu hoạch sau khi trồng.

Dâu tằm có thể trồng vào các mùa tuy nhiên nếu muốn thu hoạch tốt nhất thì bạn lựa tháng 8 và 9.

Cách trồng cây dâu tằm

Bạn cần chọn cành bánh tẻ có tuổi trên 8 tháng, vết chặt cách mắt từ 0,5 – 1cm, có ít nhất 2 mắt cây để tiến hành giâm.

Cắt cành giâm thành từng đoạn từ 18 – 20cm, nhúng cành dâu vào thuốc kích thích ra rễ cho tỉ lệ nảy mầm cao.

Tiếp đến bạn đào hố sâu gần 1m bón lót phân hữu cơ, lấp đất cát vun nhẹ cây dâu, hoặc bạn có thể mua cây bán sẵn nếu không biết cách giâm cành.

Cành giâm được 45 ngày thì bạn cho cành vào đất trồng hoặc chậu cảnh. Sau khi cây bén rễ thì bòn thúc cây bằng phân hữu cơ lân hòa với nước, bón cách gốc 5cm.

Sau 1-2 tháng bạn tiến hành bón thúc lần 3, nhổ cỏ quanh gốc cây định kỳ. Trong giai đoạn đầu, bạn thường xuyên giữ ẩm cho cây, vặt sâu bỏ lá già, vàng úa, để lá non có thể mọc ra lại.

Thời gian này, bạn nên tỉa ngọn và có thể uốn cây theo cách mình muốn.

Thu hoạch và phòng trừ sâu bệnh

Thông thường, vào tháng 2, cây dâu tằm sẽ cho hoa, tiếp đến là tháng 4 -5, lúc này quả đạt độ chín nhất định để thu hoạch.

Bạn lưu ý trong thời gian cây dâu tằm ra quả, tuyệt đối không được phun thuốc diệt, thay vào đó, cần chú ý bón thúc phân lân một đợt và khi quả đã đậu thì bón một đợt nữa để cây lấy dinh dưỡng nuôi quả.

Quả dâu tằm khi chín có màu đỏ tươi sau chuyển thành đỏ tím bắt mắt, lúc này bạn hoàn toàn có thể thưởng thức trái dâu tằm ngay tại vườn nhà.

Trong quá trình trồng cây thu hoạch quả, các bạn cần chú ý nhặt sâu khỏi lá, vệ sinh sạch sẽ gốc cây, thu gọn lá rụng và quả héo để tránh việc hình thành phát triển nấm gốc. Đồng thời các bạn nên phụt nước vào thân cây để loại trừ rầy mốc, sâu ăn lá, ruồi xanh châm quả.

Hi vọng bài viết trên sẽ giúp ích cho các bạn có ý định trồng cây dâu tằm để lấy quả tại vườn nhà.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline
0966.366.368
Chat qua Zalo
Facebook chat