Là loài cây có nhiều công dụng trong việc điều chế thuốc, bạch đàn trắng là loài cây được nhiều người dân trồng mặc dù việc chăm sóc khá khó khăn.
Đặc điểm sinh thái của cây bạch đàn trắng
Bạch đàn trắng là cây gỗ trồng chủ yếu ở rừng xen kẽ từ đồng bằng đến cao nguyên. Điểm cộng của cây bạch đàn là không kén đất và dễ dàng thích nghi với nhiều loại khí hậu nhiệt đới, cận nhiệt đới.
Hầu hết bạch đàn trắng là cây gỗ to, vỏ mềm, chịu hạn có thể trồng được tại nơi có lập địa xấu, vùng đất đồi núi trọc.
Bạch đàn ít kén đất tăng trưởng nhanh nhưng đây là giống cây hấp thụ nhiều nước và dưỡng chất trong đất nên nếu bà con không chú ý sẽ khiến đất khô cằn nếu trồng bạch đàn trên diện rộng.
Bởi vậy, bạch đàn cần trồng xen kẽ với các cây họ đậu để bù đắp chất đạm trong đất.
Bạch đàn trắng ngoài việc bà con có thể thu hoạch gỗ còn có thể chiết xuất tinh dầu bạch đàn nhằm mục đích y tế. Tinh dầu bạch đàn còn được dùng trong kỹ nghệ hương liệu để sản xuất nước hoa và các loại chất thơm khác có mùi thơm tự nhiên.
Cách chăm sóc cây bạch đàn trắng sau khi trồng
Thời vụ trồng bạch đàn trắng ở các tỉnh Bắc Trung bộ vào khoảng tháng 11 đến đầu tháng 2, khi trồng bạch đàn trắng cần đảm bảo độ ẩm đất, độ mát và râm của thời tiết, tránh chọn ngày có nắng rám.
Trước khi trồng bạch đàn cần bón lót phân ủ và NPK trước 3 ngày rồi cho đất đầy 2/3 hố trộn đều sau đó gieo cây.
Sau khi trồng cây, công đoạn khó nhất là chăm sóc cây con và đảm bảo tốc độ sinh trưởng bình thường.
Sau khi trồng 25-30 ngày, bà con nên đi kiểm tra xem có cây non bị gãy thân, chết ngọn thì phải vứt bỏ kịp thời và trồng dặm bổ sung để đảm bảo tỷ lệ. Cần chăm sóc cẩn thận cây trong thời gian 3 năm đầu vào cuối mùa khô và mưa, mỗi mùa 2 lần.
Việc kiểm tra liên tục các cây bạch đàn giống đóng vai trò quan trọng bởi khi này bộ rễ của cây yếu, cần đảm bảo nhanh chóng cho cây bám đất và phát triển. Các công việc chăm sóc cụ thể là: Làm cỏ chân, xới gốc, bón phân, tưới nước, tỉa bỏ cành, theo dõi sâu bệnh, …
Tiếp đến bà con cần phải phát thực bì, dẫy cỏ diện rộng và vun gốc với đường kính 85cm đồng thời cắt dây leo tưới ẩm vào vụ đông.
Năm thứ 3, bà con chăm cây với mật độ dày khoảng 4 lần/tháng. Bón thúc 250g/gốc.
Cách 4 tháng lại bón thúc 1 lần cách gốc 1m, tỉa cành và dây leo định kỳ tránh sâu nấm mốc hại thân.
Năm thứ 4, bà con chăm sốc tích cực vào tháng 3-4, phát quang diện rộng, tỉa cành đến tầm cao 2m, phát cỏ quanh gốc 1m đồng thời thúc ẩm bằng cách tưới nước. 3 tháng sau, bà con lại tiến hành phòng trừ sâu bệnh, chặt cành sâu, phát cỏ quanh gốc cây 1m.
Rừng trồng bạch đàn thường bị mối đất phá hoại nghiêm trọng nên trước khi trồng bà con phải tiến hành dọn sạch cỏ và cành nhánh nhằm phá tổ mối hỗn hợp, bầu cây phải được thanh trùng chu đáo. Không bón phân NPK chứa mùn cưa, không xén rễ giống bạch đàn trước khi trồng.
Về sản lượng, giống bạch đàn trắng được bà con ưa chuộng trồng, thời gian khoảng 5-8 năm có thể thu hoạch thân gỗ. Gỗ của bạch đàn trắng khá tốt và vượt trội với giá trị khai thác đạt trung bình 60 triệu/ha.
Bài viết trên giúp bà con có thể chăm sóc tốt bạch đàn sau khi gieo trồng mang lại hiệu quả năng suất cao.