Cách cải tạo đất canh tác kém hiệu quả

Cải tạo đất không phải là một việc quá khó khăn hay cần nhiều chi phí, nhưng nó cần có thời gian và phải trải qua một quá trình. Để giúp nền đất canh tác của bạn trở nên tốt hơn, hãy thực hiện một số công việc dưới đây.

Tìm hiểu về đất canh tác của bạn

Để cải tạo đất, đầu tiên bà con phải đánh giá đúng tình trạng của đất với các tiêu chí như kết cấu, hoạt động sinh học đất, độ pH hay khả năng thoát nước,… Việc này giúp bà con xác định được đất đang ở trong tình trạng như thế nào để có phương án cải tạo phù hợp nhất.

Tìm hiểu nguyên nhân làm giảm độ phì nhiêu của đất

Độ phì nhiêu của đất bị giảm do 4 nguyên nhân chính:

  • Mất dinh dưỡng do thu hoạch cây trồng
  • Xói mòn đất canh tác. Tình trạng đất bị xói mòn, rửa trôi cũng mang theo một lượng dinh dưỡng đáng kể làm cho thiếu hụt dinh dưỡng và giảm độ phì nhiêu trong đất, gây ảnh hưởng đến đến năng suất và phẩm chất nông sản.
  • Sự bay hơi của đất, đặc biệt đối với chất đạm (N) có thể làm mất đến 50% lượng nước và các chất dinh dưỡng trong đất, làm đất giảm dinh dưỡng và độ ẩm, giảm độ phì nhiêu của đất.
  • Thấm sâu xuống khỏi vùng rễ: Các chất trong đất đôi khi bị thấm sâu và vượt khỏi vùng rễ của cây trồng. Thường xảy ra đối với các nguyên tố K, Mg, Ca, B và N.

Bổ sung nhiều chất hữu cơ khi cải tạo đất canh tác

Cảo tạo đất trồng

Bổ sung nhiều chất hữu cơ giúp cải thiện tính chất đất,cung cấp dinh dưỡng, khắc phục những hạn chế đặc trưng của từng loại đất, cải thiện kết cấu đất rất nhanh, bổ sung các vi sinh vật có lợi giúp phân hủy các chất trên thành mùn, tăng độ phì nhiêu, giữ ẩm cho đất. Các chất hữu cơ mà bà con có thể thêm vào đất như xác bã thực vật (rơm rạ trấu, mùn cưa, cỏ, lá rụng,…), phân chuồng, phân cá, bánh dầu,… Bạn nên bổ sung thường xuyên chất hữu cơ cho đất, đặc biệt trước khi trồng hay giai đoạn nuôi trái,…

Khi sử dụng phân chuồng bà con cần lưu ý ủ thật kỹ trước khi thêm vào đất. Nguyên nhân do phân chuồng tươi, chưa ủ hoại mục chứa các dưỡng chất khó tiêu cây trồng khó hấp thu, ngoài ra còn gây ô nhiễm môi trường, trong quá trình phân hủy các chất sẽ sản sinh ra một số chất gây độc cho rễ (hiện tượng ngộ độc hữu cơ). Trong phân chuồng tươi, phân chưa ủ hoại mục tồn tại nhiều dạng nấm bệnh, hạt cỏ dại gây hại cho cây trồng, các vi khuẩn thổ tả, ký sinh trùng, trứng giun, trứng sán,…gây bệnh cho con người. Khi ủ hoai mục sẽ tiêu diệt các mầm mống bệnh hại, hạt cỏ dại tồn tại trong phân, thúc đẩy nhanh các quá trình khoáng hóa, phân giải những chất khó hấp thu để cây trồng dễ hấp thu hơn và hấp thu nhanh hơn.

Phân hữu cơ truyền thống được sử dụng chủ yếu để bón lót khi làm đất, trước khi trồng. Cách bón là bón theo hàng, theo hốc, theo hố hoặc bón rải trên mặt đất rồi cày vùi xuống.

Điều chỉnh độ pH của đất

Nếu độ pH của đất vườn bạn chưa cân bằng, bạn cần phải thay đổi nó. Khi độ pH đất của bạn thấp tức là đất có tính axit, để nâng pH lên bạn có thể bón vôi dolomite.

Theo khuyến cáo, muốn bón vôi có hiệu quả cần tuân thủ theo nguyên tắc 4 đúng: Đúng loại; Đúng lượng; Đúng thời điểm; Bón đúng cách.

Đất bị chua nhiều cần bón nhiều vôi, đất ít chua bón ít vôi hơn. Đất sét bón nhiều vôi nhưng nhiều năm mới bón lại trong khi với đất cát thì không nên bón một lần với lượng quá nhiều vì nó có thể làm ức chế sự hấp thụ một số dưỡng chất khác.

Tùy thuộc vào lượng chất hữu cơ trong đất: đất nhiều hữu cơ bón nhiều vôi, nhiều năm bón lại; ngược lại nếu đất ít hữu cơ nên bón lượng ít hơn nhưng nên bón vôi thường xuyên hơn.

Với vườn cây chưa cho thu hoạch có thể bón bất cứ vào thời điểm nào trong năm, tuy nhiên tốt nhất là vào đầu mùa mưa. Với các vườn đang cho trái, chỉ nên bón sau khi đã thu hoạch xong kết hợp với các biện pháp chăm sóc khác như cắt cành, tạo hình, bón phân, bồi đắp bổ sung mặt liếp, phòng trừ sâu bệnh… nhằm làm giảm độ chua của đất sau 1 năm cây trồng khai thác đất.

Khi bón vôi cần bón rải đều lượng vôi đã được xác định cho từng loại đất trên mặt liếp rồi dùng cuốc xới sâu 5-10 cm để trộn đều vôi với đất rồi tưới nước từ từ, tưới nhiều lần cho vôi hòa tan trong đất mới có tác dụng tốt.

Đừng nén chặt đất

Một nền đất tốt sẽ thoáng khí, tơi xốp không bị nén chặt. Khi đất bị nén chặt khả năng thoát nước sẽ kém, rễ cây khó phát triển. Do đó tránh giẫm lên đất vườn của bạn càng nhiều càng tốt.

Không xới đất quá nhiều

Khi bạn đào xới đất nhiều sẽ phá vỡ hệ sinh thái trong đất. Hệ sinh thái đó có tác dụng nuôi dưỡng đất của bạn, làm cho đất màu mỡ, giàu dinh dưỡng. Hãy phủ một lớp chất hữu cơ trên bề mặt đất, điều này sẽ làm tăng số lượng sinh vật đất như giun lên.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline
0966.366.368
Chat qua Zalo
Facebook chat