Bí quyết trồng cây thiên lý cho ra hoa quanh năm

Cây hoa thiên lý được nhiều người biết đến không chỉ là một nguyên liệu bổ dưỡng trong những món ăn mà nó còn được dùng để trang trí, làm cảnh và tạo giàn leo râm mát cho sân vườn. Trồng hoa thiên lý không hề khó, tuy nhiên để đạt được năng suất và chất lượng hoa tốt nhất thì bà con cần thực hiện đúng kĩ thuật trồng và chăm sóc.

Đặc điểm sinh trưởng của cây hoa thiên lý

Dàn hoa thiên lý
Dàn hoa thiên lý

– Nhiệt độ: Cây hoa thiên lý phát triển mạnh vào mùa xuân và thu, nhiệt độ lý tưởng nhất là từ 20 – 35 độ C

– Ánh sáng: Là loài cây ưa sáng nên nó rất thích hợp trồng ở những nơi thoáng gió và có nhiều ánh sáng.

– Đất trồng: Cây thiên lý có thể trồng trên nhiều loại đất, tuy nhiên đất trồng tốt nhất là: đất tơi xốp, màu mỡ, điều kiện thoát nước tốt và luôn có đủ độ ẩm. Trước khi trồng, bạn có thể bón lót các loại phân hữu cơ và phân dinh dưỡng nếu đất trồng cằn cỗi, ít dưỡng chất.

Thời vụ trồng thiên lý

Hoa thiên lý có thể trồng quanh năm ở cả 3 miền Bắc – Trung – Nam. Tuy nhiên, để đạt đươc năng suất tốt nhất thì bà con nên trồng trong khoảng thời gian từ tháng 6 đến tháng 8 dương lịch.

Chọn giống cây hoa Thiên lý

Với phương pháp trồng dây thiên lý bằng việc giâm cành thì bạn có thể lựa chọn giống dây lươn hoặc dây thân để làm hom trồng. Mỗi loại đều có những ưu nhược điểm riêng, tuy nhiên theo kinh nghiệm trồng của nhiều bà con nông dân thì trồng thừ dây thân sẽ nhanh ra hoa và cho năng suất cao hơn.

Kỹ thuật trồng cây hoa thiên lý

Bước 1: Chuẩn bị dây trồng

Bạn có thể đến các cơ sở cây giống uy tín để để mua dây thiên lý được ươm sẵn. Nếu tận dụng những nhánh hoa từ vụ trước thì nên chọn các nhánh màu nâu già, thân to dài khoảng 20 – 30cm.

Bước 2: Tiến hành ươm dây hoa thiên lý

-Để dây trồng không bị chảy nhựa và cứng cáp hơn thì trước khi trồng bà con nên đặt gốc đoạn dây vào tro bếp, tàn hương hoặc nhúng vào dung dịch Atonik hay NAA rồi ngâm trong nước lạnh.

– Đất trước khi trồng phải được xử lý các mầm bệnh đồng thời bổ sung phân bón và tưới nước để tăng cường dưỡng chất, độ ẩm cho đất. Bạn có thể ươm vào trong chậu, thùng xốp hoặc túi nilon.

– Tiến hành ươm cành bằng cách đào các hố nhỏ sâu khoảng 5 – 7 cm, sau đó cho các đoạn dậy xuống hố và vun đất cho chặt gốc. Ngoài ra,  bà con có thể dùng thêm rơm rạ hoặc tro trấu phủ kín gốc để tạo điều kiện cho cành, rễ đâm chồi

– Sau khi giâm cành xong cần để ở vị trí mát mẻ, đồng thời tiến hành tưới nước 1- 2 lần/ngày. Một thời gian sau khi rễ đâm chồi, cây lên cao khoảng 50 – 60cm thì lấy ra trồng vào vườn.

Bước 3: Trồng hoa thiên lý

– Đất trước khi trồng cần được cày bừa kỹ, tơi xốp đồng thời bón lót  hoai mục hoặc phân NPK để cấp dưỡng cho đất.

-Tiến hành lên luống trồng có độ cao từ 35 – 40 cm, tạo hố trồng sâu khoảng 40 cm, mỗi hố trồng một cây cách nhau khoảng 2 – 2,5m. Sau đó vun đất vào gốc cho chặt rồi rải rơm rạ hoặc tro trấu xuống đất để giữ độ ẩm cho đất.

– Do thời gian đầu trồng, cây hoa thiên lý còn yêu nên bà con phải dùng cọc tre hoặc những thanh nứa cắm sát thân cây để cho dây leo có thể bám vào và không bị đổ.

– Sau khi trồng, cần cấp nước đầy đủ cho cây nhanh phát triển.

Bước 4: Làm giàn cho cây hoa thiên lý

Là một giống cây dạng leo, nên sau khi trồng khoảng 20 ngày thì cần tiến hành làm giàn cho cây. Cách làm rất đơn giản, bà con chỉ cần sử dụng những thanh tre hoặc sắc có độ chắc khỏe, cao khoảng 3 – 4 m, đóng các cọc cách nhau 3- 4m, sâu khoảng 50cm. Sau đó buộc các đầu cọc lại với nhau tạo thành giàn.

Cách chăm sóc để cây thiên lý ra hoa quanh năm

Để kích thích cây thiên lý phát triển nhanh và cho ra hoa quanh năm, bà con có thể áp dụng một số phương pháp dưới đây:

– Tỉa bớt những cành, lá héo hoặc bị sâu bệnh để tập trung chăm sóc nhánh chính.

– Thường xuyên tưới nước kết hợp bón phân hữu cơ và phân vi sinh để kích thích sự phát triển của rễ.

– Ngoài ra, vào mùa đông lạnh, bà con có thể mắc thêm đèn trên giàn để sưởi ấm cho cây hoa thiên lý.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline
0966.366.368
Chat qua Zalo
Facebook chat