6 bước kỹ thuật “chữa bệnh” hạn mặn cho cây trồng

Tác hại của hạn mặn trên cây trồng có thể được xếp vào 3 nhóm chính: cây trồng không hút được nước; không hấp thụ được dưỡng chất và bị ngộ độc trong điều kiện bị “stress mặn”.Dưới đây là những bước “chữa bệnh” hạn mặn cho cây trồng…

6 bước chuẩn bị đất trồng

Trước khi trồng cây trên đất đang bị hạn mặn, bà con cần chuẩn bị đất trồng với 6 bước kỹ thuật như: Làm đất, bón vôi, ngâm nước ruộng, đánh rãnh phèn, cường sức hạt giống và áp dụng kỹ thuật “sạ nước”.

Quá trình làm đất cần được chú ý kỹ lượng, bà con cần cày hoặc xới đất ngay sau mỗi vụ thu hoạch để hạn chế sâu bệnh, có thời gian phơi ải, để gốc rơm rạ phân hủy và để cắt mao dẫn phèn.

Trước khi giống giống khoảng 2 tuần, bà con cần bón vôi để đuổi mặn, hạ phèn cho đất. Sau đó đưa nước vào ngâm ruộng tối thiểu khoảng 2 tuần để độc chất mặn và phèn đi ra dung dịch đất. Xả bỏ nước ruộng cạn đến đáy rãnh phèn, vì ở thời điểm này độc chất phèn và mặn trong dung dịch đất rất cao. Theo đó, cần đánh nhiều rãnh phèn trong ruộng (rộng 20cm và sâu 20cm, các rãnh cách nhau 6m).

Nếu đất canh tác không được bằng phẳng, nên áp dụng kỹ thuật “sạ nước” để hạn chế tác hại của nắng nóng gây luộc giống hay quéo mộng. Sạ nước khác với sạ ngầm, để áp dụng thành công phải thực hiện đúng kỹ thuật từ cách ủ giống, làm đất và giữ mực nước ruộng lúc sạ.

Để tránh việc thất thoát nước ngọt bà con cần diệt lục bình, bèo, cỏ dại trong mương; phủ nilon hay rơm rạ, lá dừa, lá mía lên mặt liếp, mặt ao… Cùng với đó, tỉa bỏ bớt cành lá, bông, trái nhất là đọt non nhằm làm giảm thoát hơi nước và giảm tiêu hao dinh dưỡng.

Đa dạng cây trồng
Cải tạo đất nhiễm mặn hiệu quả

Sau mùa hạn mặn, cần bón phân cho vườn cây khi có nước ngọt. Theo đó, xới nhẹ lớp đất mặt và dùng nước sông rạch hay nước mưa để rửa mặn. Theo đó, nên bón phân có canxi như phân vôi, thạch cao hoặc phân Đầu Trâu mặn- phèn.

Ở ĐBSCL, mặn ngọt là sự tranh chấp ngày đêm, nước ngọt về yếu thì mặn xâm nhập. Đối với hạn mặn năm nay, ngành nông nghiệp đã có những kịch bản ứng phó và thật ra người dân ở những vùng “có áp lực mặn” đã hiểu và chủ động hơn.

Đối với những khu vực canh tác không chịu được mặn, nông dân cần theo dõi dự báo mặn xâm nhập, canh triều và đo mặn để lấy nước ngọt. Còn trong trường hợp mặn xâm nhập, cần có cách xử lý để giúp cây trồng chống chịu (sao cho cây trồng có thể uống được nước ngọt, lấy được dưỡng chất, hóa giải độc tố…).

Qua đợt mặn, phải rửa- đuổi mặn ngay tránh “di chứng” ảnh hưởng nhiều năm. Về lâu dài, Chính phủ nên có thương lượng với các nước thượng nguồn sông Mekong xả đập thủy điện. Đồng thời, coi lại kỹ thuật canh tác mùa nắng ở ĐBSCL, phân bố lại cây trồng ở các tỉnh; trong đó, hạn chế cây trồng sử dụng nhiều nước ngọt trong mùa nắng hạn.

Giải pháp trước mắt

Đối với những vườn cây đang bị nhiễm mặn thì cần nhanh chóng rửa mặn và “đuổi” các chất độc của mặn trong đất vườn cây ngay bằng cách tưới nhiều lần nước ngọt để loại bỏ bớt độc chất trong đất, sau đó bón thêm vôi và phân kali để có thể hỗ trợ việc đẩy muối NaCl ra khỏi keo đất càng nhanh càng tốt. Tiếp tục tưới xả nước ngọt để rửa cho đến khi cây ra lại rễ mới, bón thêm phân hữu cơ và một ít phân hóa học cho cây mau phục hồi.

Bón phân để phục hồi sinh trưởng cho cây trồng, ưu tiên chọn các công thức phân có hàm lượng đạm cao như: 20-10-10; 25-15-15; 24-8-7. Với tổng hòa các biện pháp trên sẽ giúp cây trồng phục hồi tốt sau hạn mặn cũng như cải thiện được độ màu mỡ của đất. Có thể kết hợp phun phân bón lá cho cây.

Tóm lại, biện pháp trước mắt dùng nước để rửa muối, dùng vôi đẩy Natri ra rồi bón phân lân, phân kali để giúp cây phục hồi, bên cạnh đó bón thêm chất kích thích để giúp rễ phát triển trở lại, cung cấp chất dinh dưỡng lại cho cây.

Nếu thấy cây ra lại đọt non thì biện pháp cứu chữa cây đó xem như có hiệu quả. Ngược lại, nếu đã thực hiện xong mà cây không phục hồi thì xem như cây đã chết, cần đốn bỏ để trồng lại cây khác.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline
0966.366.368
Chat qua Zalo
Facebook chat