Tuyệt chiêu trồng đậu đũa năng suất, chất lượng

Đậu đũa là loại quả nhiều dinh dưỡng, có thể tạo ra nhiều món ăn ngon khác nhau tùy cách chế biến, xào, luộc hay chiên… Tuy nhiên, đậu là một trong những giống cây trồng bị phun rất nhiều thuốc bảo vệ thực vật nên khá là không an toàn khi mua ngoài chợ. Để có những bữa ăn an toàn, bạn có thể tự tay trồng đậu đũa theo hướng dẫn của chúng tôi dưới đây. 

Thời vụ:

Cây đậu cove
Cây đậu cove

Cây đậu đũa thích khí hậu nóng với nhiệt độ ban ngày thích hợp là 25 – 35 độ C. Tuy nhiên, nhiệt độ ban đêm lại không được dưới 15 độ C.

Đậu đũa có thể trồng trong 3 vụ là vụ xuân (gieo hạt từ 20/2 đến 20/3), vụ hè (gieo hạt từ 20/5 đến 20/6), vụ thu (gieo hạt từ 5/7 đến 5/8). Tuy nhiên, vụ xuân hè thường cho năng suất cao hơn vụ thu nên cũng được nhiều người ưu tiên chọn trồng hơn.

Đất trồng: 

Đậu đũa thích nghi được với khá nhiều loại đất. Tuy nhiên, để đảm bảo chúng phát triển tốt thì nên chọn loại dễ thoát nước, nhất là khi trồng chúng trong giai đoạn tháng 9, tháng 10 mưa nhiều. Đó cũng là lý do nên chọn những nơi có điều kiện tưới tiêu chủ động.

Ngoài ra, nên trồng đậu đũa trên đất thịt nhẹ có độ pH từ 6 đến 7. Nhớ làm đất tơi xốp và nhặt sạch cỏ dại rồi tiến hành lên luống cao 25-30cm, mặt luống rộng 100cm, rãnh rộng 30cm trước khi trồng.

Một kinh nghiệm được các chuyên gia đưa ra đó là, nên trồng đậu đũa luân canh với các cây trồng khác, đặc biệt là lúa nước.

Bón phân lót trước khi trồng

Đây là một trong những khâu vô cùng quan trọng trước khi trồng đậu đũa. Việc bón lót giúp đất có thêm dinh dưỡng để cây phát triển.

Bón lót sẽ tiến hành sau khi lên luống xong. Số lượng phân bón lót cho 1ha rơi vào khoảng 15 tấn/ha phân chuồng hoai mục, 400kg phân lân. Lấy toàn bộ chúng rải đều vào rạch trước khi gieo hạt. Có thể dùng phân hữu cơ sinh học để thay thế phân chuồng.

Lưu ý, cần lấp đất kín phân để tránh việc hạt tiếp xúc trực tiếp với phân, dẫn đến dễ bị thối, không đảm bảo mật độ.

Gieo hạt:

Việc đảm bảo mật độ khi gieo sẽ giúp việc gieo trồng đạt năng suất cao. Theo kinh nghiệm gieo trồng, khi gieo đậu đũa, nên gieo mỗi luống 2 hàng, hàng cách hàng 60-65cm, cây cách cây 25-30cm hoặc 35-40cm. Tuy nhiên, tùy từng giống đậu đũa mà điều chỉnh mật độ gieo. Theo đó, nếu trồng giống phân cành ít, lá nhỏ thì gieo dày. Nếu giống phân cành nhiều, lá to thì gieo thưa.

Mua hạt giống ở nơi uy tín. Quá trình gieo, lựa chọn hạt giống tốt, đồng đều. Khi gieo, lưu ý mỗi hốc gieo 3 hạt. Phủ một lớp đất mỏng lấp nhẹ lên trên hạt giống, tránh lấp quá chặt hạt khó nẩy mầm. Đến khi cây mọc có từ 1 đến 2 lá thật thì tiến hành tỉa bỏ bớt cây yếu, mỗi hốc chỉ giữ lại 2 cây khỏe mạnh

Chăm sóc:

 

Sau gieo khoảng 1 tuần đậu sẽ nẩy mầm, tùy điều kiện thời tiết. Để giúp bộ rễ cây đậu đũa phát triển thì cần tiến hành xới phá váng để tăng độ thoáng khí. Cần chú ý kết hợp làm cỏ, xới xáo và bón phân thúc cho cây.

Bón thúc: Một đặc thù của trồng đậu đũa là chỉ dùng phân đạm và phân kali để bón thúc. Đối với 1 ha, cần đến 200kg đạm urê, 200kg clorua kali để bón thúc cho 3 lần. Lần 1, bón khi cây có từ 2 đến 3 lá thật; lần 2 bón khi cây có 5-6 lá thật (trước khi cắm giàn) và lần 3 là khi cây đậu đũa đang ra quả rộ.

Thu hoạch

Đậu lùn cho thu hoạch

Sau khoảng 40 – 45 ngày, đậu lùn cho thu hoạch. Trong khi đó, đậu leo thời gian cho thu hoạch lâu hơn là 45 – 50 ngày sau khi gieo.

Đậu cho thu hoạch kéo dài 30 – 40 ngày với 12 -15 lứa với năng suất từ 25 – 35 tấn/ha. Thông thường, năng suất lứa đầu của đậu đũa rất thấp, rơi vào khoảng 150 – 200 kg/ha. Chỉ thu rộ đậu đũa vào lứa thứ 4 – 5.

Người dân nên dùng dao cắt hoặc dùng tay vặn nhẹ trái, tránh giật mạnh làm rụng nụ hoa các lứa sau khi tiến hành thu hoạch. Đặc biệt lưu ý tưới giặm phân đạm và kali 10 ngày/lần trong quá trình thu hoạch để kéo dài thời gian thu trái và trái đậu được tốt.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline
0966.366.368
Chat qua Zalo
Facebook chat