Trồng súp lơ xanh không khó

Súp lơ xanh là loại rau dinh dưỡng rất được ưa chuộng trong căn bếp của mỗi bà nội trợ, nhưng đây lại là loại rau hay bị phun thuốc, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Tự tay trồng súp lơ xanh không khó, chỉ cần bạn lưu ý một số những vấn đề sau:

Thời vụ

– Súp lơ xanh cũng là một trong những cây vụ Đông. Bởi vậy, tháng 7 đến tháng 12 là thời điểm trồng súp lơ xanh rất thích hợp.

Trước khi gieo hạt giống rau súp lơ xanh bạn nên ngâm hạt giống súp lơ xanh vào nước ấm trong 25 – 30 phút để diệt nấm bệnh bám ở vỏ hạt giống và giúp hạt mọc nhanh hơn. Sau khi gieo hạt giống súp lơ xanh bạn phải luôn giữ độ ẩm từ 65 dến 70% và chú ý che mưa nắng cho cây giống.

– Chú ý lượng hạt gieo trên 1m2 khoảng 3,5 – 4g.

Đất trồng

Để trồng súp lơ xanh phát triển thì nên lựa chọn đất thịt nhẹ, nhiều mùn, có độ pH 6,0. Bạn có thể mua sẵn đất hoặc trộn đất với vỏ trấu, xơ dừa, phân bò, phân gà, phân chim, vịt ngan ngỗng, phân cá, phân trùn quế… để gia tăng chất dinh dưỡng cho đất, giúp súp lơ xanh phát triển tốt nhất.

Hạt giống

Cây súp lơ xanh
Cây súp lơ xanh

Hạt giống súp lơ trên thị trường khá đa dạng, nhưng người ta hay trồng nhất là súp lơ đơn và súp lơ kép. Ngoài ra, giống súp lơ xanh Nhật Bản cũng khá được ưa chuộng. Bạn có thể lựa chọn mua hạt giống ở các cửa hàng bán đồ nông sản hoặc siêu thị gần nhà, nhưng phải là nơi uy tín.

Súp lơ đơn thường được trồng vào vụ sớm. Đặc điểm nhận dạng của giống súp lơ này là lá nhỏ, dài, trên mặt phiến lá có lớp phấn trắng, mỏng, ngù hoa trắng, gạo nhỏ, mặt mịn, mỏng, ăn ngon, nặng từ 1-2kg.

Trong khi đó, súp lơ kép được trồng vào vụ chính và muộn. Giống súp lơ này có cây lùn, hoa to, màu trắng ngà (trắng sữa), lá mỏng và bầu, hơi nghiêng về một phía, nõn tía, nặng từ 1,5-3kg,.

 

Giống súp lơ xanh của Nhật Bản chịu nhiệt tốt hơn loại súp lơ trắng. Nó có cả cuống lẫn ngà hoa đều có màu xanh đậm như màu lá, gạo hoa nhỏ, mặt hoa thưa không mịn, nhưng ăn ngọt và ngon,.

Trồng súp lơ

Ngâm ủ, gieo hạt và cấy cây

Hạt giống súp lơ cần được ngâm vào nước nóng 50 độ C trong vòng 25-30 phút. Việc này ngoài tăng tỷ lệ mọc của hạt khi gieo còn giúp diệt các loại nấm bệnh bám ở vỏ hạt giống. Lưu ý, lượng hạt gieo trên 1m2 khoảng 3,5-4g. Phải tưới nước giữ ẩm từ 65-70% sau khi gieo và che mưa nắng cho cây giống.

Sau khoảng 15-18 ngày tính kể từ ngày gieo hạt, chúng ta tiến hành cấy cây con. Lưu ý, khoảng cách cây con trồng cách nhau là 50cm, hàng cách hàng 60cm. Việc trồng súp lơ được khuyến cáo là vào buổi chiều để cây không bị héo lại mau bén rễ. Đừng quên việc tưới nước giữ ẩm khi đã cấy xong súp lơ.

Chăm sóc súp lơ xanh:

Trồng súp lơ xong, đặc biệt không được quên tưới nước 2 lần mỗi ngày vào bụổi sớm và chiều mát. Việc này cần tiến hành làm trong 7 – 8 ngày liên tục. Khi tưới, nên ddùng ô doa có lỗ nhỏ, tưới nhẹ và đều. Bởi súp lơ là cây khá ưa nước nên sau đó, bạn tiếp tục 2 ngày tưới một lần để giữ độ ẩm điều hòa khoảng 70 – 80%.

Thời điểm cây đã chéo nõn, tức là các lá nõn cụp lại thì dừng việc tưới bằng ô doa. Thay vào đó, bạn tưới nước vào gốc để tránh làm hỏng hoa. Việc tưới diễn ra 1 – 2 ngày một lần nhưng nhớ tưới đậm. Tuy nhiên, nếu gặp tiết trời nồm thì đặc biệt không được tưới nước.

Làm đất sau khi trồng súp lơ cũng cần đặc biệt lưu ý. Phải xới đất thật tơi rồi mới vun. Đối với giống sớm, chỉ vun cao một lần sau khi trồng khoảng 12 – 15 ngày. Còn với giống muộn, bạn vun lần thứ hai sau đó 10 – 12 ngày.

 

Bón phân thúc là quy trình quan trọng trong quá trình chăm sóc súp lơ xanh. Người nông dân thường tận dụng nước giải, phân bắc, phân nước và phân đạm pha loãng để bón thúc cho súp lơ 2 – 3 lần. Việc bón thúc thường chia là 3 kỳ, ứng với giai đoạn sau khi trồng 15 ngày, tiếp đó 10-12 ngày và khi cây đã chéo nõn.

Che đậy hoa:

Ngù hoa sẽ xuất hiện trong lá nõn sau khi trồng được 45 ngày đối với giống sớm và 60-70 ngày đối với giống chính vụ và muộn. Thời điểm này, cần phải che đậy ngay và duy trì đến khi thu hoạch hoa lơ.

Bạn có thể che bằng cách gập 1-2 lá trong để đậy khi hoa lơ còn bé. Khi hoa đã lớn thì ngắt bỏ các lá ngoài (lấy khoảng 1/3 phiến lá phần đầu lá) để đậy cho hoa. Khi lá đậy hoa hơi héo cần phải thay đổi lá khác, tránh nước vào làm thối hoa.

Phòng trừ sâu bệnh:

Cây súp lơ thường bị bệnh thối cổ rễ và bệnh gối đen. Nguồn bệnh chủ yếu liên quan đến hạt giống và chúng phát triển mạnh mẽ trong điều kiện độ ẩm của đất quá cao (trên 90%). Nếu không xử lý triệt để hạt giống trước khi gieo hoặc tưới nước quá ẩm sẽ khiến phát triển căn bệnh này trên súp lơ.

– Thu hoạch súp lơ xanh:

Thực hiện thu hoạch súp lơ sau khi ngù hoa xuất hiện 15-20 ngày. Lúc này mặt hoa lơ bắt đầu gồ ghề, nếu thấy có hiện tượng rão ở xung quanh hoa thì cần phải thu hoạch ngay. Việc thu hoạch đúng lúc giúp đảm bảo được năng suất và phẩm chất của hoa lơ.

Năng suất súp lơ có thể đạt từ 18 – 22 tấn/ha (6 – 8 tạ/sào). Khi thu hoach, nhớ dùng dao sắc, chặt một lá sát gốc, tỉa bỏ một vài lá chân, xếp đứng cuống hoa hoặc xếp chụm cuống hoa vào nhau để dễ vận chuyển.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline
0966.366.368
Chat qua Zalo
Facebook chat