Quy trình trồng và chăm sóc cây cau cảnh

Đã từ rất lâu, cau cảnh được xem là một loại cây phong thủy tượng trưng cho sự an yên và những điều tốt đẹp, chính vì vậy nó được rất nhiều gia đình chọn trồng vừa làm cảnh, vừa giúp cân bằng độ ẩm và thanh lọc không khí trong nhà.

Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết hơn về quy trình trồng cũng như cách chăm sóc cây cau cảnh qua bài biết dưới đây.

1. Lựa chọn giống cây

Để có thể lựa chọn được những giống cau tốt, trước tiên bà con cần chọn những cây mẹ khỏe mạnh, không bị sâu bệnh đã có quả bắt đầu chín chuyển sang màu vàng đỏ. Sử dụng quả chín đã hái xuống cho vào nơi thoáng mát, sau khoảng nửa tháng xuất hiện cuống nảy mầm thì lúc nàu có thể dùng nó để ươm thành những cây cau con.

2. Chuẩn bị Đất trồng

Cây cau cảnh có thể phát triển tốt nhất trên những loại đất thịt, giàu chất dinh dưỡng, không nên trồng ở những vùng đất nhiều cỏ rác, tàn dư thực vật để tránh các loại bệnh hại tấn công.

Trước khi trồng, bà con có thể tiến hành xử lý đất bằng cách trộng thêm tro trấu, xơ dừa để giữ ẩm cho đất và tăng độ thoát nước. Nếu trồng cây trong chậu, bạn nên sử dụng thêm phân bón hữu cơ hoặc phân NPK.

Chọn đất trồng cây

3. Kỹ thuật nhân giống và trồng cây cau cảnh

Hiện nay có rất nhiều cách để nhân giống cây cau cảnh như chiết bẹ lá ngày từ gốc hoặc ươm cây từ hạt. Thông thường phương pháp nhân giống từ hạt được sử dụng nhiều hơn bởi nó vừa đơn giản mà mang lại hiệu quả cao. Ngoài ra bà con cũng có thể chọn mua giống cây sẵn tại các nhà vườn uy tín và chất lượng.

Để thực hiện nhân giống cây cau cảnh từ hạt, bà con cần thực hiện các bước sau đây:

-Bước 1: Lấy hạt khô từ những quả cau già có màu nâu vàng, sau đó ngâm hạt vào trong nước ấm khoảng 10 – 12 tiếng để tỉ lệ nảy mầm cao hơn.

-Bước 2: Làm đất tơi xốp trước khi gieo, đồng thời làm giàn che bằng nilon để giữ độ ẩm cũng như tránh sương muối ảnh hướng đến sự phát triển của cây.

-Bước 3: Lên luống gieo hạt, mỗi luống làm từ 3 – 4 hàng, sau đó đặt hạt xuống và dùng đất lấp hạt với độ sâu khoảng 1 cm.

-Bước 4: Tiến hành tưới nước thường xuyên 2 lần/ ngày cho đến khi hạt phát triển thành những cây con có 2 – 3 lá thật thì lúc này có thể di chuyển trồng trong chậu hoặc vùng đất trống đã chuẩn bị sẵn.

Lưu ý: Để hạn chế sâu bệnh hại và giúp cây sinh trưởng dễ dàng hơn thì trước khi trồng cây con, bà con nông dân cần bổ sung bón lót bằng phân chuồng, phân hữu cơ kết hợp bón vôi xuống hố trồng.

4. Kỹ thuật chăm sóc cây cau cảnh

Chăm sóc cây cau cảnh tuy không khó nhưng để cây luôn tươi tốt và ra hoa đều đặn thì người trồng cần phải chú ý chăm sóc cây đúng cách, cụ thể như sau:

– Nếu trồng cây cau cảnh trong nhà thì nên đặt chúng ở những vị trí có nhiều ánh sáng ( cửa sổ, ban công, sân thượng) để cây có thể dễ dàng quang hợp và phát triển tốt hơn.

– Cây cau cảnh thích hợp sống trong môi trường nhiệt độ dao động từ 18 – 28 độ C. Bởi vậy loại cây này cũng rất thích hợp trồng trong nhà, kể cả là môi trường điều hòa. Không nên trồng ở nhiệt độ quá thấp hoặc quá cao, điều này đều ảnh hướng đến quá trình phát triển của cây.

 

– Vốn là loại cây rất ưa ẩm và hút nước tốt nên bà con cần chú ý tưới nước thường xuyên cho cây, vào mùa hanh khô có thể tưới từ 1 – 2 lần/ ngày còn vào những mùa mưa ẩm thì có thể hạn chế hơn, nếu kiểm tra đủ độ ẩm thì không cần tưới thêm.

– Cây cau cảnh có tốc độ phát triển khá nhanh và mạnh mẽ, chính vì vậy nó cần lượng dinh dưỡng đầy đủ để có thể nuôi cây tốt nhất. Bà con có thể sử dụng một số loại phân bón hữu cơ hoặc hóa học để bón cho cây theo định kỳ 2-3 tháng/ lần. Ngoài ra, bà con nên bổ sung đất và thay chậu cho cây mỗi năm một lần.

-Để bảo vệ cũng như phòng trừ sâu bệnh gây hại cho cây thì trong quá trình chăm sóc bà con phải chú ý kiểm tra thường xuyên, đồng thời cắt tỉa các lá cây bị vàng úa, bắt sâu bọ và phun thuốc ngừa.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline
0966.366.368
Chat qua Zalo
Facebook chat