Lưu ý để trồng cải thảo năng suất

Mùa Đông, các nồi lẩu đều không thể thiếu được loại rau mang tên cải thảo. Cải thảo còn được sử dụng chế biến thành rất nhiều những món ăn khác nhau. Nếu muốn tự tay trồng cải thảo, bạn cần chú ý một số vấn đề.

Mặc dù có nguồn gốc từ Trung Quốc, nhưng từ lâu, cải thải đã trở nên phổ biến ở Việt Nam. Cải thảo còn được gọi là cải bao, cải cuốn, bắp cải tây, là phân loài thực vật thuộc họ Cả. Đáng chú ý, đây là một trong những loại rau chức nhiều chất dinh dưỡng và ngon miệng.

Điều kiện thời tiết

Nhiệt độ lý tưởng để cải thảo sinh trưởng tốt và cho năng suất cao là từ 12 – 22 oC. Đó là lý do, để trồng cải bao có hiệu quả ở khu cực nhiệt đới thì phải trồng ở những nơi đất cao (500 – 1500m). Nếu nhiệt độ trồng cải thảo trên 25 oC, quá trình tạo bao của cải thảo sẽ bị hạn chế và có thể xuất hiện các hiện tượng rối loạn sinh lý cũng như tạo điều kiện cho nhiều loại bệnh khác xuất hiện.

Hiện nay đã có những giống cải thảo chịu được nhiệt, có thể sinh trưởng phát triển tốt ở nhiệt độ khá cao. Tuy nhiên, chúng cần được bố trí trồng vào vụ sớm hoặc vụ muộn.

Đất

Rau cải thảo
Rau cải thảo

Cải thảo thích hợp trồng ở đất giàu dinh dưỡng, nhiều mùn, pH từ 6 – 6,5 và chủ động tưới tiêu. Tuy nhiên, cải thảo không chịu được ngập úng. Nếu rơi vào tình trạng ngập úng trong vòng 3 – 5 ngày, cải thảo sẽ chết mặc dù chúng yêu cầu lượng nước rất lớn trong thời kỳ trải lá và hình thành bắp.

Làm đất

Cần làm đất bằng phẳng, cày bừa kỹ trước khi gieo. Sau đó, lên luống rộng 1,3 – 1,7m, mặt luống rộng 1,1 – 1,2m, cao 25 – 30cm để trồng cải thảo.

Thời vụ

Cải thảo có thể gieo trồng vào vụ sớm, vụ chính và vụ muộn, cụ thể như sau:

Vụ sớm: Cải thảo được gieo tháng 8, trồng tháng 9

Vụ chính: gieo tháng 9, trồng tháng 10

Vụ muộn: gieo tháng 12 đầu trồng tháng 1, tháng 2 năm sau

Ngoài ra, có thể tiến hành trồng cải bao trong mùa hè nhưng phải sử dụng các biện pháp che phủ để đảm bảo sự sinh trưởng và phát triển.

Hạt giống

Hạt giống cải thảo tương đối đa dạng và phù hợp với nhiều kiểu điều kiện khác nhau. Bạn hoàn toàn có thể tham khảo một số giống có năng suất cao và chống chịu được với sâu bệnh. Theo đó, nên tham khảo một số giống nhập nội từ Đài Loan, Trung Quốc, Nhật Bản.

Việc trồng cải thảo cũng cần chú ý đến số lượng hạt giống gieo trồng trên 1 ha. Theo khuyến cáo, 550 – 700g/ha (tương đương 20 – 25g/sào 360m2) là số lượng hạt giống gieo thích hợp.

Mật độ và khoảng cách cũng là điều cần phải lưu ý khi trồng cải thảo để đảm bảo cho sự sinh trưởng, phát triển và đạt năng suất cao.

Nếu sử dụng giống ngắn ngày, số lượng cây ước tính trên 1 ha là 6,7 vạn cây, khoảng cách 30 x 30cm/cây.

Nếu sử dụng giống trung bình, só lượng cây ước tính là 4,8 vạn cây/ha, tương đương với khoảng cách 40 x 30cm/cây.

Nếu dùng giống dài ngày, khoảng cách phù hợp 40 x 50cm/cây, tương đương 3,6 vạn cây/ha

Tưới nước

Cải thảo là loài cây ưa nước, bởi vậy, cần đảm bảo độ ẩm ruộng luôn duy trì ở mức 80%.

Giống như tất cả các loại cây, nước sử dụng tưới cải thảo phải đảm bảo là nước sạch, đó có thể là nguồn nước sông, hồ, nước ngầm, nước giếng khoan đã qua xử lý. Nguồn nước ô nhiễm như nước thải công nghiệp, nước thải từ các bệnh viện, khu dân cư tập trung, trang trại chăn nuôi, lò giết mổ gia súc, ao tù đọng, nước thải sinh hoạt…phải tránh xa.

Phòng trừ sâu bệnh hại:

Cải thảo thường bị một số sâu bệnh hại tấn công như:

Sâu hại

Sâu tơ: Là sâu gây hại nguy hiểm nhất, phát sinh từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau. Sâu rất nhanh quen thuốc nên phải áp dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp.

+ Trước khi trồng ra ruộng 1 – 2 ngày  nên phòng trừ bằng cách dùng thuốc Regent 800 WG hoặc thuốc có hoạt chất Fipronil tương tự, sử dụng theo hướng dẫn trên bao bì.

+ Trong thời gian sinh trưởng có thể dùng thuốc trừ sâu sinh học hoặc hóa học, nông độ liều lượng phun theo chỉ dẫn trên bao bì

+ Trồng luân canh cải thảo với lúa nước hoặc với cây trồng khác họ như cây họ đậu, họ cà,… trên cùng một ruộng có thể trồng xem canh cây họ thập tự với cà chua để hạn chế sâu tơ.

Các loại sâu khác như: sâu xanh bướm trắng, sâu khoang, rệp, sâu tơ… thường xuyên thăm đồng để diệt kết hợp cùng với sâu tơ.

Bệnh hại:

Các bệnh thường gặp như: thối nhũn, đốm lá, … hạn chế bằng cách không để ruộng quá ẩm, úng trong thời gian kéo dài, thường xuyên làm cỏ, xới xáo, loại bỏ lá già, giữ cho ruộng sạch sẽ thoáng mát.

Một số thuốc có thể dùng như Ridomil, Aliette, Anvil….

Thu hoạch:

Khi bắp cuốn chặt là có thể thu hoạch được. Loại bỏ lá già, lá sâu, chỉ lấy phần lá non. Chú ý vận chuyển và bảo quản tốt tránh dập, hư hỏng sản phẩm.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline
0966.366.368
Chat qua Zalo
Facebook chat