Khám phá kỹ thuật sản xuất giống cà chua ghép trên gốc cà tím cho năng suất cao

Mô hình cây cà chua ghép trên gốc cà tím là một tiến bộ kỹ thuật được Trung tâm Phát triển rau Châu Á (AVRDC – Taiwan) chuyển giao cho Viện Nghiên cứu Rau quả (Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam) thử nghiệm thành công và đã được bà con nông dân đưa ra sản xuất rộng rãi trên khắp cả nước.

Để tạo ra giống cây cà chua mới, dễ trồng, có khả năng chống nhiều loại bệnh sâu hại, cho năng suất ổn định và hiệu quả kinh tế cao nhất, người trồng cần phải nắm chắc các kĩ thuật ghép với 4 bước cơ bản sau đây:

Bước 1: Lựa chọn nguyên liệu

– Giống cà tím làm gốc ghép: Hiện nay trên thị trường có rất nhiều giống cà tím có thể lựa chọn làm gốc ghép, tuy nhiên với những ưu điểm vượt trội thì hiện nay giống cà tím EG203 được người dân sử dụng phổ biến nhất.

– Giống cà chua làm ngọn ghép: Để đạt được hiệu quả tốt nhất, bạn nên chọn giống cà chua có khả năng chịu nhiệt tốt và đáp ứng các yếu tố sau đây:

+ Có khả năng ra quả ổn định trong điều kiện nhiệt độ cao (> 320C) mà không cần sử dụng thuốc kích thích ra quả.

+ Quả cà chua phải có màu đỏ mọng chín đều, vỏ quả dày và không bị rẽ nứt khi gặp phải thời tiết mưa to hoặc nắng gắt.

+ Có khả năng chống chịu một số bệnh như: bệnh thán thư, thối thân pythium hoặc các bệnh đốm lá.

– Hạt giống: chất lượng hạt giống phải được chọn lọc kỹ lưỡng, độ sạch đạt 99%, độ ẩm <13%, tỷ lệ nảy mầm >85%.

Yêu cầu về cây làm gốc ghép và ngọn ghép:

Trồng cà chua trên thân cây cà tím
Trồng cà chua trên thân cây cà tím

+ Cây dùng làm gốc ghép: sinh trưởng tốt, không sâu bệnh, cao khoảng 16 – 20cm, đường kính thân cây 0, 3 – 0,4cm và có khoảng 5 – 7 lá thật.

+ Cây làm ngọn ghép: Cây khỏe mạnh, ngọn tươi tốt, có chiều cao khoảng 16 – 18cm, có 4 – 6 lá dày và xum xuê, đường kính thân cây 0,2 – 0,3cm.

– Số lượng hạt giống trồng: Mỗi hecta tương ứng với khoảng 80 – 100g giống gốc và 60 – 70g giống ngọn

–  Thời vụ ghép: Với các tỉnh phía Nam có thể ghép quanh năm còn các tỉnh phía Bắc thì thời điểm ghép tốt nhất trong hai vụ đó là vụ thu hè (Ghép vào giữa tháng 7 và trồng vào cuối tháng 7 hoặc đầu tháng 8), vụ xuân hè ( ghép cây vào cuối tháng 2 và trồng vào giữa tháng 3)

– Đất trồng: Yếu tố này cũng ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển và chất lượng của cây cà chua. Tương ứng với 100.000 cây giống bạn cần bị hỗn hợp đất bao gồm: 50 kg super lân; 2 – 3 kg NPK Đầu trâu 16 – 16 – 8 +TE; 1,2 tấn than bùn; 0,6 tấn phân hữu cơ; 8 kg vôi bột.

Sau đó ủ hỗn hợp này trong khoảng 30 – 60 ngày mới có thể dùng.

– Dụng cụ : Trên thị trường hiện nay có bán rất nhiều dụng cụ chuyên dùng để ghép cây. Bạn chỉ cần chuẩn bị 1 đôi gang tay cao su, 3 – 4 chiếc dao lam tiệt trùng, ống cao su ghép có kích thước 15 – 3 – 4mm ( tương ứng với chiều dài – đường kính – độ dày)

– Nơi chăm sóc cây sau ghép: Để cây phát triển tốt nhất sau khi ghép, cần phải lựa chọn không gian thích hợp để chăm sóc và bảo quản. Tùy vào thời tiết và điều kiện ở từng khu vực để chọn lựa những kiểu nhà phục hồi cho cây ghép. Bạn có thể sử dụng một trong hai loại nhà ghép cố định và nhà ghép tạm thời.

Bước 2: Tiến hành gieo cây con

Tùy vào tình hình thời tiết ở từng khu vực để có cách bố trí thời gian gieo phù hợp nhất. Lưu ý trong vườn ươm phải luôn sạch sẽ, nên chú ý phòng trừ các mầm bệnh để có không gian tốt nhất cho cây non phát triển. Hạt cà tím thường được gieo trước hạt cà chua từ 5 – 30 ngày.

+ Gieo hạt cà tím: hạt giống phải ngâm trong nước ấm ( (45 – 50oC) khoảng 3 – 4 giờ, sau đó phủ rơm hoặc trấu lên trên rồi tưới ẩm thường xuyên trong 1 tuần. Khi cây mọc 1 – 2 lá, bạn hãy tỉa bỏ những cây xấu và chỉ để lại mỗi hốc 1 cây.

+ Gieo hạt cà chua: có thể gieo hạt ở trong khay hoặc rắc trực tiếp lên vùng đất gần khu gieo cà tím. Sau gieo 15 – 16 ngày, những cây dùng làm ngọn ghép có thể đưa vào ghép.

Bước 3: Tiến hành ghép cây

– Trước 5 – 7 ngày đưa vào phòng ghép bạn cần tưới đủ nước cho cây và phun thuốc phòng trừ sâu bệnh.

– Dùng dao mỏng cắt vát vào phần phía trên 2 lá mầm và phía dưới 2 lá thật của thân cây cà tím và cà chua. Sau đó đưa ngọn ghép và gốc ghép vào trong ống cao su ( ĐK 2 – 3mm) sao cho 2 mặt vát của ngọn ghép và gốc ghép áp sát vào nhau.

– Trước khi đưa vào nhà chăm sóc cây sau ghép, bạn hãy dùng bình xịt để phun nước đều khắp cây.

Bước 4: Chăm sóc cây ghép

– Ngày đầu tiên sau khi ghép, để giúp cây luôn tươi, bạn cần thường xuyên tưới nước nhẹ dưới dạng sương.

– Tiếp đến ngày thứ 2,  tưới nước cho cây bằng bình bơm có vòi phun nước mịn, dùng lưới đen che nắng 100% bởi lúc này cây vẫn còn yếu.

– Đến ngày thứ 4, bạn cần tăng dần ánh sáng bằng cách bở lưới che vào lúc sáng sớm và chiều tối

– Từ những ngày thứ 7, có thể bỏ hoàn toàn lưới che vì lúc này cây có thể sống trong điều kiện đủ ánh sáng.

– Khoảng từ 15 – 16 ngày sau ghép, khi vết ghép đã liền, cây tươi xanh, có độ cao khoảng 10 – 12cm, lúc này bạn có thể mang cây đi trồng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline
0966.366.368
Chat qua Zalo
Facebook chat