Với những lợi ích vô cùng đáng kinh ngạc mang đến cho sức khỏe, củ dền dần trở thành một trong những loại thực phẩm được rất nhiều bà nội trợ ưa thích và muốn tự tay trồng. Nhưng, trồng củ dền có khó không
Lợi ích của củ dền
Củ dền có thể nói là một trong những loại củ chứa rất nhiều chất dinh dưỡng thực vật có tác dụng phòng chống bệnh tật như các chất chống oxy hóa, vitamin và vi khoáng chất.
Củ dền có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe như: Tốt cho tim mạch, giảm viêm, chứa chất chống oxy hóa, giải độc, tốt cho não cũng như hệ tiêu hóa. Chúng tôi xin điểm một số lợi ích:
Chứa nhiều chất chống oxy hóa
Một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng chất chống oxy hóa có thể giúp chống lại một số bệnh mạn tính như tim mạch, tiểu đường, ung thư.
Trong đó, củ dền dồi dào betalains có đặc tính chống oxy hóa và kháng viêm mạnh mẽ. Những sắc tố này giúp chống lại một số loại ung thư và bệnh tật. Củ dền cũng chứa một lượng lutein và zeaxanthin, đóng vai trò quan trọng trong sức khỏe của đôi mắt và làm giảm nguy cơ các bệnh như thoái hóa điểm vàng, đục thủy tinh thể.
Giảm viêm
Việc tiêu thụ củ dền là một cách để ngăn ngừa viêm trong cơ thể. Nghiên cứu này đã được thực hiện trên người, xác nhận các đặc tính chống viêm của củ dền, giảm dấu hiệu viêm ở người bị tăng huyết áp.
Tốt cho tim mạch
Củ dền giàu nitrat, hoạt động như một thuốc giãn mạch hỗ trợ việc cải thiện lưu lượng máu và hạ huyết áp trong các trường hợp cần thiết. Năm 2017, một nghiên cứu cho thấy nước ép củ dền làm giảm mức LDL cholesterol xấu trên những người mắc chứng không kiểm soát được huyết áp.
Trồng củ dền
Với một người đam mê cây trồng, củ dền cũng giống như các loại cây thực phẩm khác, không khó để trồng, chỉ cần biết một số kĩ thuật sau đây.
Đất trồng
Củ dền có thể sinh trưởng và phát triển ở nhiều loại đất khác nhau. Nếu không sẵn đất, bạn có thể mua. Nếu trồng trên diện tích đất rộng, canh tác số lượng lớn thì nên tiến hành trộn đất với phân bò hoai mục, phân gà, phân trùn quế, vỏ trấu, xơ dừa…
Hạt giống
Nên chọn mua hạt giống củ dền ở các địa chỉ uy tín. Tuy nhiên, cần lưu ý chọn củ dền giống cao sản nếu muốn đạt được năng suất cao nhất.
Gieo hạt
Ngâm hạt giống củ dền vào nước ấm có nhiệt độ khoảng 40 độ C khoảng 3 – 5 tiếng để hạt nảy mầm nhanh. Với số lượng hạt ít. sau đó có thể lót 1 lớp bông gòn xuống đáy một cái chén nhỏ rồi tưới nước cho ấm và rải hạt lên trên lớp bông, tiếp tục phủ tiếp 1 lớp bông gòn lên trên và tưới ẩm. Thời điểm hạt xuất hiện vết nứt nhỏ có thể mang trồng. Đừng quên phủ 1 lớp đất mỏng và tưới nước giữ ẩm sau khi gieo xong.
Việc trồng củ dền cũng phải đảm bảo khoảng cách cho cây phát triển. Khoảng cách lý tưởng làg hàng cách hàng 10 – 15cm, cây cách cây 10cm. Sau khi trồng, tiến hành tưới nước 2 lần/ngày vào sáng sớm và chiều mát.
Chăm sóc
Kể từ khi nảy mầm khoảng 20 ngày, cần tỉa bớt cây con yếu và bỏ đi. Lưu ý, những cây đã nhổ bỏ không trồng lại vì nó sẽ không phình củ được.
Việc bón cây cũng cần đặc biệt lưu ý. Có thể sử dụng phân hữu cơ, phân bò, phân dê, phân trùn quế… để bón cho cây với khoảng cách 20 ngày/ đợt. Có thể kết hợp bón phân với xới đất và nhổ cỏ.
Thu hoạch
Sau khi trồng từ 2-3 tháng, củ dền có thể được thu hoạch, nên lưu ý về mặt thời gian để củ dền không bị già, làm mất chất dinh dưỡng cũng như độ ngon.