Cách trồng và chăm sóc cây hoa đồng tiền nở đúng vào dịp tết

Những năm gần đây, mô hình trồng hoa đồng tiền được áp dụng ở rất nhiều nơi và mang lại hiệu quả kinh tế rất cao. Đây là một trong những loại hoa có giá trị thương mại lớn trên thế giới. Bài viết dưới đây chúng tôi xin giới thiệu đến các bạn cách trồng và chăm sóc cây hoa đồng tiền.

  1. Điều kiện ngoại cảnh thích hợp trồng cây hoa đồng tiền

Tùy thuộc vào loại giống cũng như chế độ chăm sóc mà cây đồng tiền có thể cho ra hoa quanh năm. Để trồng được những vườn hoa nở đúng vào dịp tết, người trồng cần lưu ý các yêu cầu về điều kiện ngoại cảnh như sau:

Hoa đồng tiền
Hoa đồng tiền

– Ánh sáng: Nên trồng ở những vị trí có ánh sáng khuếch tán tương đối lớn hoặc dưới ánh đèn day-light để cây có thể quang hợp tốt. Thời gian chiếu sáng tối thiểu từ 3 – 4h.

– Nhiệt độ: Vì là giống cây ưa mát nên nó rất phù hợp với điều kiện thời tiết trong dịp tết ở miền Bắc. Nhiệt độ trồng tốt nhất từ 15 – 25 độ C, ban đêm từ 15 – 20 độ C và ban ngày từ 22 – 25 độ C.

– Độ ẩm: Nhu cầu về độ ẩm tùy thuộc vào từng giai đoạn phát triển của cây. Thông thường những cây con cần độ ẩm từ 90 – 95%, còn những cây trưởng thành và đang ra hoa thì từ  60 –  70%

– Độ thoáng khí: Cây hoa đồng tiền sẽ càng phát triển tốt và cho năng suất cao nếu được trồng trong điều kiện thông thoáng.

– Đất trồng: Hoa đồng tiền thích hợp trồng trên những loại đất thịt pha sét, nhiều mùn, có độ pH từ 5,5 – 6,2 và khả năng thoát nước tốt. Công thức đất trồng phù hợp là 1đất cát : 3 than bùn : 3 xơ dừa + phân hữu cơ và super lân.

– Dinh dưỡng cho cây:

Đây là yếu tố rất quan trọng để đảm bảo đủ dưỡng chất cho cây trong suốt quá trình phát triển. Phân hữu cơ (phân chuồng, phân xanh, phân rác,…); phân vô cơ ( lân, đạm, kali, canxi) và phân vi lượng là ba loại phân bón không thể thiếu khi trồng cây hoa đồng tiền.

  1. Kỹ thuật trồng và chăm sóc

– Thời vụ: Hoa đồng tiền có thể trồng nhiều vụ quanh năm nhưng thời điểm trồng thuận lợi và cho kinh tế cao nhất là vào tháng 3, hoa sẽ được thu hoạch vào đúng dịp Tết nguyên đán.

– Cây giống: Tiêu chuẩn chọn giống cây trồng cụ thể như sau:

+ Cây giống có khả năng phát triển mạnh, ngọn tốt, sạch sâu bệnh.

+ Chiều cao cây 5 -15cm, đường kính cổ rễ từ 2 – 3mm, có khoảng 5- 10 lá thật.

+ Cây có bộ lá thẳng đứng, hoặc lá xếp đứng với một góc 45 độ

– Làm đất trồng: Giá thể trước khi cần cần được làm sạch cỏ dại, cày sâu cho đất tươi xốp và khử trung các mầm bệnh, vi khuẩn trong đất bằng ethoprophos 10% hoặc calcium hypochlorite.

+ Lên luống trồng cao khoảng 20 – 30cm ( tùy vào điều kiện địa hình đất), nên thiết kế luống trồng hàng đôi với chiều rộng từ 70 – 80cm để thuận tiện cho việc chăm sóc và thu hoạch).

– Mật độ trồng: Trên 1m2 bạn có thể trồng từ 7 – 8 cây theo đường zic zắc để tạo không gian cho cây sinh trưởng và phát triển.

– Cách trồng: Thời gian trồng tốt nhất là vào buổi sáng sớm hoặc chiều mát.

+ Không nên trồng sâu mà chỉ cần trồng cổ rễ cao bằng mặt đất bởi nếu trồng quá sâu sẽ làm cho cây kém phát triển, thối nụ hoặc thối rễ.

+ Ngay sau khi trồng, bạn phải thường xuyên kiểm tra bổ sung thêm đất và tưới nước để đất luôn đủ độ ẩm từ 70 – 80%

– Tưới nước: Bạn có thể sử dụng nhiều phương pháp tưới nước như: tưới rãnh, tưới nhỏ giọt, tưới phun mưa nhưng cách tốt nhất nên dùng là tưới nhỏ giọt.

+ Thời gian tưới nên là vào buổi sáng sớm và chiều mát.

+ Khi cây bước vào giai đoạn bén rễ và cứng cáp, chỉ nên duy trì độ ẩm đất từ 60 – 70%.

– Cắt, tỉa lá: Sau khi trồng khoảng 3 – 4 tháng là có thể tiến hành cắt, tỉa lá mỗi tháng 1 lần. Tuy công đoạn này khá đơn giản nhưng lại ảnh hưởng nhiều đến quá trình quang hợp và năng suất của hoa. Vì vậy, cần tỉa bỏ những lá già, bị sâu bệnh để có thể tập trung chất dinh dưỡng nuôi tốt hơn cho cây,

+ Khi tỉa, bạn nên làm nhẹ nhàng, tránh để cành và gốc hoa bị ảnh hưởng.

– Bón phân: Phân bón ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình phát triển của hoa. Chính vì thể, bạn cần bổ sung đầy đủ đạm, lân, kali và các yếu tố vi lượng có trong phân hữu cơ để cây luôn khoẻ mạnh và chống lại các loại sâu bệnh.

– Với mỗi hecta trồng, bạn có thể sử dụng lượng phân bón như sau: 100 -120m3 phân chuồng; 1 – 1,5 tấn vôi bột; 0,3 tấn phân vi sinh; 0,1 – 0,08 tấn magiê sulphat; phân hoá học theo hàm lượng nguyên chất: 300 N – 200 P ­ 2O5 – 250 K2O

– Sâu bệnh: Có rất nhiều loại sâu bệnh hại thường gặp trên hoa như: Sâu đất, nhện đỏ, bọ phấn, bọ trĩ, bệnh phấn trắng, bệnh đốm lá, bệnh mốc xám,…

Người trồng cần chủ động quan sát để phát hiện kịp thời và có cách phòng trừ hiệu quả.

  1. Thu hoạch, bảo quản hoa

– Nên thu hoạch hoa vào buổi sáng sớm hoặc chiều mát để có thể giữ được độ tươi lâu hơn. Hoa sau khi bị cắt khỏi cây phải được cắm ngay vào nước có chất xử lý Flocare-NH và đưa vào nơi thoáng mát.

– Khi vận chuyển hoa đi xa cần phải xếp và đóng gói cẩn thận trong thùng xốp hoặc carton có đục lỗ thông thoáng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline
0966.366.368
Chat qua Zalo
Facebook chat