Dọc mùng không chỉ là cây nguyên liệu để chế biến món ăn mà còn là dược liệu hỗ trợ điều trị bệnh. Trồng cây dọc mùng không quá khó nhưng cần phải nắm được những kỹ thuật cơ bản và đơn giản sau đây.
Đặc điểm của cây dọc mùng
Dọc mùng có tên khoa học là Colocasia gigantea. Đây là loài thực vật có nguồn gốc từ vùng châu Á nhiệt đới và được trồng rộng rãi ở vùng cận nhiệt đới và nhiệt đới. Lá và thân cây dọc mùng được sử dụng rộng rãi trong ẩm thực cũng như trị liệu.
Dọc mùng có nhiều tác dụng, trong đó phải kể đến như: loại bỏ gốc tự do, trị mụn, cân bằng nội tiết tố, điều trị chứng mất ngủ, ngăn ngừa các bệnh về mắt, ngăn ngừa bênh tim, ngăn ngừa bệnh về mắt…
Tuy nhiên, lá dọc mùng chứa chất độc axit oxalic nên cần phải để tránh xa trẻ nhỏ và vật nuôi. Việc bị dính axit oxalic trong lá có thể gây kích ứng khi tiếp xúc da. Trong trường hợp nuốt phải axit này có thể gây đau dữ dội, sưng miệng, lưỡi, cổ họng, thậm chí tắc đường hô hấp và tử vong.
Cách trồng dọc mùng
Dụng cụ
Nếu không trồng ở vườn mà muốn trồng tận dụng trên diện tích nhỏ, bạn nên tận dụng bao nilon, bao xi măng, chậu, khay, thùng xốp có sẵn trong nhà. Tuy nhiên, dù dùng bất cứ thứ gì cũng nên đục lỗ để thoát nước và đảm bảo dụng cụ trồng có đường kính từ 30cm trở lên và cao trên 30cm.
Đất trồng
Dọc mùng không kén đất trồng nên có thể trồng ở bất cứ loại đất nào. Tuy nhiên, nên bón lót đất với vôi rồi phơi ải từ 7 – 10 ngày trước trồng để xử lý các mầm bệnh có trong đất.
Nếu không có đất, bạn có thể mua đất sẵn ở các cửa hàng cây cảnh. Trong trường hợp đất nghèo dinh dưỡng, nên trộn đất với phân bò hoai mục, phân gà, phân trùn quế, vỏ trấu, xơ dừa, than bùn, mùn hữu cơ… sẽ giúp khắc phục tình trạng này.
Giống
Việc chọn giống trồng cho dọc mùng khá đơn giản. Nếu không có cây giống sẵn, bạn có thể mua chậu cây giống đã trồng sẵn. Nhớ mua ở địa chỉ uy tín. Nếu có sẵn giống, dùng dao xén vào gốc rễ có chứa khoàng 2 – 3 cây con và cả đất để đưa đi trồng.
Trồng cây
Có lẽ, trong số rất nhiều loại cây thì việc trồng dọc mùng khá là đơn giản. Nếu trồng trong chậu, bạn chỉ cần cho đất đã chuẩn bị sẵn vào 2/3 chậu và tạo một lỗ trống ở giữa. Đặt cây con vào rồi tiến hành nén chặt đất và tưới nhẹ. Lưu ý, đặt chậu cây vào nơi râm mát vài ngày.
Nếu trồng ở vườn, nên làm luống và trồng cây có khoảng cách để đảm bảo sự phát triển cho phù hợp.
Chăm sóc
Dọc mùng
Vốn là loại cây ưa ẩm nên thường xuyên duy trì việc tưới nước hàng ngày cho dọc mùng. Mỗi lần tưới nên tưới thật đẫm.
Vào cao điểm mùa nóng, tán
Lá dọc mùng có thể mọc tươi tốt và lớn đến 1-1,6 mét trong cao điểm mùa nóng. Bạn chỉ cần cắt lá khi thấy nó bị rám nâu thì lá mới sẽ mọc lên thay thế. Tuy n hiên, sau mỗi đợt thu hoạch, nên bón thúc bằng phân hữu cơ, phân bò, phân dê, phân trùn quế… để tăng thêm dinh dưỡng nuôi cây.
Nếu muốn cây sinh trưởng tốt, cách 2-4 tuần tiến hành bón phân định kỳ bằng phân bón thực vật.
Thu hoạch
Cắt lá dọc mùng cũng là một trong những động tác vô cùng quan trọng trong quá trình thu hoạch. Quá trình trồng, chăm sóc, khi thấyi bẹ lá dọc dùng lớn thì có thể tiến hành thu hoạch. Lúc thu hoạch, dùng dao sắc cắt sát gốc bẹ lá. Khi cắt xong, dọc mùng sẽ tiếp tục ra lá và phát triển.