Biện pháp cải tạo đất trồng cây lâu năm hiệu quả

Xói mòn là một hiện tượng phổ biến ở những vùng đất dốc có mùa mưa tập trung như miền Đông Nam bộ và Tây Nguyên. Theo báo cáo của Viện KHNN miền Nam thì trên vùng đất dốc bazan trồng cây khoai mì ở Đồng Nai, lượng đất bị mưa cuốn trôi trong vòng 2 năm là 51,38 tấn/ha. Cho nên lượng phân bón hằng năm chắc chắn sẽ không thấm thía vào đâu so với sự mất mát này. Vì vậy trên vùng đất dốc ta nên áp dụng một trong các biện pháp sau:

Làm ruộng bậc thang đối với các vùng đất dốc để hạn chế xói mòn

Đối với các vùng đất dốc, việc làm ruộng bậc thang giúp trồng cây một cách thuận lợi và đồng thời hạn chế sự xói mòn, trực di nguồn dinh dưỡng trong đất giúp bảo vệ độ phì nhiêu của đất.

Nuôi giữ lại thảm cỏ

Cỏ không “hại toàn tập” như bạn nghĩ, việc giữ lại những thảm cỏ có tác dụng giúp che phủ và giữ ẩm cho đất, điều hòa lượng nước và không khí trong đất, từ đó tạo điều kiện cho các vi sinh vật trong đất hồi sinh và phát triển. Mặt khác cỏ còn tạo thêm một lớp mùn hữu cơ cho đất sau mỗi lần cắt cỏ giúp đất ngày càng trở nên màu mỡ, tơi xốp hơn.

Vì vậy, một trong những biện pháp cải tạo đất là nuôi dưỡng, đa canh các loại cỏ dại sau đó cắt tỉa để tạo nên một lớp mùn hữu cơ trong vườn. Cỏ nên được cắt tỉa tối thiểu 2 – 3 lần/năm sẽ thu được càng nhiều vật chất hữu cơ. Việc bổ sung phân hữu cơ sẽ đạt hiệu quả cao gấp từ 3 – 5 lần khi có thảm cỏ.

Cải tạo đất
Cải tạo đất

Bổ sung vật chất hữu cơ cho đất

Vật chất hữu cơ giúp đất thoái hóa phục hồi lại nguồn dinh dưỡng. Phân chuồng tạo sự thông thoáng và tơi xốp cho đất. Các loại khác như phân gà, phân cá, trùn quế,…cung cấp thêm nguồn dinh dưỡng cho đất. Vì vậy bà con có thể bổ sung riêng từng loại hoặc bổ sung cùng lúc cả hai dạng vật chất hữu cơ này. Nhưng lưu ý phải đảm bảo độ ẩm, không khí và mức độ hoạt động của vi sinh vật trong đất trước và sau khi bón phân. Trước khi bón, nền đất không được quá khô hoặc quá ướt. Vì điều này sẽ làm chậm quá trình phân giải cũng như gây bệnh cho cây trồng.

Thúc đẩy quá trình phát triển của vi sinh vật

Để thúc đẩy quá trình phát triển của vi sinh vật, bà con cần bổ sung thêm các chủng vi sinh có khả năng: phân giải hữu cơ, phân giải lân khó tan, cố định ni tơ trong không khí, đối kháng các loại nấm bệnh trong đất. Tùy điều kiện mà ta có thể bổ sung 1 hay cả 4 loại vi sinh này cùng một lúc. Tốt nhất là bổ sung cả 4 chủng loại để có thể cải tạo đất một cách nhanh nhất.

Vi sinh vật bản địa vẫn là yếu tố quan trọng quyết định đến sự bền vững của canh tác thuận tự nhiên. Trước khi vi sinh vật bản địa có thể hồi sinh trở lại trên đất của chúng ta. Chúng ta phải cân bằng lại trật tự hệ vi sinh vật trong đất hiện tại trước.

Giữa các hàng cây lâu năm ở các năm đầu khi tán cây chưa khép, đất phải luôn được phủ xanh bằng các cây hoa màu phụ (cỏ Kudzu, đậu lông, đậu ma, đậu mèo) hoặc các cây phủ đất. Mục đích chống bốc thoát hơi nước, giữ ẩm, chống xói mòn, rửa trôi và hạn chế sự phát triển của cỏ dại.

Khi nào nên diệt cỏ?

Cỏ dại trong vườn cây ăn trái cũng gây ảnh hưởng xấu cho cây trồng như cạnh tranh dinh dưỡng, nước và là nơi cho mầm sâu bệnh khu trú và gây hại. Do đó chúng ta phải có biện pháp quản lý chúng, tuỳ loại cỏ và mục đích khai thác bà con có thể sử dụng nhóm thuốc diệt cỏ nhanh như Gramoxone hoặc nhóm thuốc diệt cỏ tận gốc như thuốc Glyphosan. Đối với những vùng trồng cây lâu năm bà con thường sử dụng các loại thuốc thuộc nhóm Glyphosat (Glyphosan) vì những lý do sau: Thuốc tiêu diệt tận gốc rễ các loại cỏ khó trị như cỏ tranh, cỏ mỹ, cỏ gấu; Thân cỏ khi chết sẽ thối mục ra cung cấp thêm chất mùn, hoàn trả lại chất dinh dưỡng lấy đi từ đất. Đồng thời phần rễ cỏ khi bị phân hủy sẽ tạo thành những khoảng trống làm cho đất thêm thông thoáng, tơi xốp một cách tự nhiên; Những hạt thuốc dư rơi trên đất thì sẽ bị keo đất giữ lại trên bề mặt và sẽ bị phân hủy thành các chất vô hại nên sẽ không ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.

Để sử dụng thuốc trừ cỏ Glyphosan một cách hiệu quả, bà con cần lưu ý: Nên diệt cỏ vào trước các đợt bón phân trong năm hoặc khi cỏ đã phát triển quá mức có thể ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây trồng. Khi pha chế thuốc thì tùy loại cỏ và mật độ cỏ dày hay thưa mà bà con nên chọn nồng độ pha và liều lượng phun phù hợp. .

Lưu ý khi làm đất

Đặc điểm của đất có độ phì thấp thường là khô, cứng do đó hạn chế xới xáo quá nhiều để tránh mất nước do bốc hơi, nhất là vào thời kỳ khô hạn. Chỉ nên kết hợp xới xáo khi làm cỏ, bón phân, tưới nước. Nếu trồng lúa trên đất bạc màu, thì không nên cày ải dễ làm đất mất thêm nước, hệ vi sinh vật còn sót lại trong đất sẽ bị chết, đất càng trở nên chai cứng hơn; trồng màu thì lên luống cao kết hợp tưới nước theo rãnh là biện pháp cải tạo đất bạc màu tối ưu nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline
0966.366.368
Chat qua Zalo
Facebook chat