Kỹ thuật trồng cây nho sai trĩu quả trên ban công

Là loài cây thân gỗ khá kén tay chăm, cây nho là bài toán khó đối với nhiều gia đình muốn gieo trồng.

Thời điểm trồng nho không quá khó chọn như các loại cây thân gỗ khác, tuy nhiên nếu bạn muốn trồng nho để kinh doanh thì nên chọn tháng 12 hoặc tháng 1 để thực hiện.

Lợi ích của quả nho

Không chỉ là thứ quả bổ dưỡng, nho là loại trái cây lấy lòng nhiều chị em phụ nữ nhất bởi hàm lượng vitamin cao có tác dụng ngăn ngừa lão hóa hiệu quả.

Nho có thể ngăn ngừa hình thành huyết khối tốt hơn aspirin, phát huy tốt vai trò làm giảm nồng độ cholesterol huyết thanh, giảm sự gắn kết tiểu cầu, ngăn ngừa các bệnh tim mạch và mạch máu não.

Không chỉ vậy, glucose, axit hữu cơ, axit amin và vitamin trong nho có tác dụng tốt với những người bị stress, căng thẳng thần kinh, suy nhược thần và mệt mỏi quá mức.

Hiện nay, do nhu cầu trang trí cũng như muốn thưởng thức nho sạch, nhiều gia đình đã tự làm giàn nho, mua hạt giống và trồng nho ngay tại nhà, tuy nhiên, để có thể có những trái ngon to, hương vị thanh mát thì thực nhiều gia đình còn bỡ ngỡ.

Cách trồng nho tại nhà hiệu quả

Cách chăm sóc nho hiệu quả
Cách chăm sóc nho hiệu quả

Giống nho: Tùy thuộc vào sở thích, chúng ta có thể lựa chọn nhiều giống nho như: nho đỏ, nho Ninh Thuận, nho xanh, nho chuỗi ngọc, nho thân gỗ, nho ngón tay, nho rừng,….

Chúng ta cần chọn cây giống phù hợp với điều kiện nơi trồng, chọn giống cây khỏa, cứng cáp, không bị sâu bệnh hại.

Đất sinh trưởng nho: Nho thích nghi được với điều kiện nhiệt độ cao, độ ẩm không khí thường xuyên thấp, đất không quá trũng để tránh rễ nho bị ngập úng, mẫn cảm với tình trạng thiếu ô xy.

Đất thích hợp là đất thịt, đất lẫn sỏi đá, tốt nhất là đất phù sa nhiều mùn dễ canh tác sau đó lựa khoáng và phân hữu cơ bón thúc cho cây. Lưu ý,   tỷ lệ mùn tối thiểu của đất là 2%. Độ pH thích hợp cho nho khoảng 6,5, với những vùng đất có độ PH nằm dưới 6 nếu vẫn muốn trồng nho cần sử dụng vôi bột để bón cho đất.

Cách lập giàn nho: Diện tích ban công nhỏ hẹp nên hãy ưu tiên trồng nho trong các hộp xốp đặc hoặc trong các chậu đáy sâu 80cm và có đường kính lớn trên 60cm. Lưu ý bón lót phân hữu cơ trước cho từng gốc nho trước. Giàn leo bạn nên lậ giàn nhôm hoặc gỗ tròn, nên đặt giàn ở hướng nắng và được nắng chiếu nhiều nhất. Tuy nhiên, nên chọn hướng để giàn nho không đón gió bởi gió to có thể làm nho cấy bị dập lá, đổ giàn.

Làm dàn cao cách mặt đất 1,5-2m để thuận tiện cho việc chăm sóc và thu hoạch. Khi cây cao khoảng 30cm, thì bạn tiến hành cắm cọc và buộc cây nho vào cọc theo hướng thẳng góc với dàn. Lưu ý bạn nên tưới phun sương cho cây 2 lần/ngày.

Phòng sâu bệnh: Nho là loài cây nhiều sâu bệnh độc nên bạn cần xác định phun thuốc trừ sâu mỗi năm/lần sẽ hạn chế được sâu bệnh hại cây.

Nhân giống: Bạn hãy tiến hành nhân giống cây nho bằng cách chiết cành. Bạn dùng dao khoanh lột vỏ 3cm, sau 2 tháng trổ rễ từ vết cắt có thể mang rễ nhỏ trồng vào bầu đất ngâm. Đào lỗ chính giữa bằng bầu rồi lấp đất lại sau đó tưới đẫm nước sau trồng.

Hoặc bạn có thể giâm cành nho vào các hộp đất khác để gia tăng mật độ cây trồng. Hãy chọn cành bánh tẻ to bằng thân bút chì, cắt rời tạo thành các đoạn dài 20 – 25 cm.

Tiếp đến đưa gốc bó cành vào bọc nylon chứa mùn cưa, phân NPK đã phun nước ẩm và đặt vào chỗ mát.

Sau 12 – 15 ngày mở bọc nylon lấy các đoạn cành giâm và vào bầu giâm chứa đất thịt trộn với đất hoai mục, tưới ẩm nước sau đó lèn chặt, giữ ẩm. Sau 2 tháng dây nho dài 30 – 35 cm có thể mang đi trồng.

Hi vọng bài viết trên sẽ giúp ích cho những ai muốn trồng nho trong nhà một cách hiệu quả!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline
0966.366.368
Chat qua Zalo
Facebook chat