Cách trồng gừng năng suất cao

Gừng là một trong những gia vị thông dụng trong các món ăn Việt Nam. Không chỉ vậy, nó còn là một vị thuốc quý. Nếu muốn tự tay trồng gừng, bạn hoàn toàn có thể tham khảo cách trồng sau, đảm bảo mang lại hiệu quả và năng suất.

Thời vụ:

Miền Nam và miền Bắc thời vụ trồng gừng khác nhau. Trong khi ở miền Bắc, người dân thường trồng gừng vào mùa xuân vì có mưa phùn và ẩm độ không khí khá cao thì ở miền Nam, gừng được trồng chính vụ vào đầu mùa mưa, khoảng tháng 4 -5 hàng năm.

Giống gừng:

Hiện nay, một số giống gừng được trồng phổ biến là cây Gừng Trâu hay gừng Dé.

Chuyên gia nông nghiệp sẽ là người đưa ra lời khuyên cực kỳ hữu ích nếu như bạn muốn chọn được giống chuẩn trồng gừng. Tuy nhiên, nếu g có điều kiện nhờ chuyên gia tư vấn, bạn có thể tìm chọn mua giống ở những cửa hàng đại lý có uy tín.

Đất trồng

Loại đất tơi xốp mùn và thoát nước ẩm tốt được đánh giá là tốt cho việc trồng gừng. Muốn cải thiện đất để trồng loại cây này, bạn hoàn toàn có thể trộn đất sạch và đất dinh dưỡng theo tỷ lệ 2:1, hoặc trộn, tro trấu, trấu sống phân trùn quế theo tỷ lệ 1:2:1.

Cách trồng gừng

Ủ gừng:

Đây là bước không thể thiếu khi trồng gừng, nhằm mục đích để gừng giống mọc mầm đồng đều. Thời gian ủ gừng khoảng 15-20 ngày. Theo đó, bạn có thể dùng tay không tách từng nhánh gừng với độ dài khoảng 3 đốt tay. Sau đó, nhúng gừng qua dung dịch thuốc trừ sâu nấm như Validamicine theo hướng dẫn sử dụng rồi vớt ra, để ráo nước.

Một tuần sau, trải một lớp tro trấu dày từ 10 – 20cm rồi xếp gừng thành đống, cao từ 20 – 30cm. Sau đó, tiến hành phủ một lớp rơm kín lên trên, tưới nước vừa đủ. Gừng sẽ khó nẩy mầm nếu tưới nước quá khô và dễ bị thối nếu tưới quá ướt.

Gừng giống sau khi ủ lên mầm thì tiến hành mang trồng. Lưu ý, để trồng gừng, cần trộn đều đất rồi lấy 2 hom gừng giống vùi vào đất, cách mặt đất 2,5 – 3 cm. Tránh chôn sâu củ gừng giống sẽ bị úng nước thối củ. Quan sát, sau 20 ngày củ gừng sẽ ra mầm. Trồng xong, nhớ tưới nước nhẹ nhàng mỗi ngày 2 lần với lượng nước vừa đủ.

Tưới nước

Trong trồng gừng, đây được đánh giá là một trong những bước vô cùng quan trọng.

Gừng vốn là cây ưa ẩm nhưng lại không chịu được úng nước. Trong suốt thời gian sinh trưởng, cần phải cung cấp vừa đủ nước cho cây. Nếu mưa, bạn không cần tưới. Ốc sên rất khoái khẩu với mầm non của cây gừng. Bởi vậy, việc dùng thuốc diệt ốc vì khi vừa trồng gừng là điều không thể quên nếu như không muốn vườn gừng của bạn bị tàn phá.

Việc cắt giảm tưới nước ở một số thời điểm nhất định để hạn chế sự lây lan của cây bị bệnh là cần thiết trong quá trình trị bệnh đối với một số bệnh như  thối củ, sâu hại.

Bón phân

Trồng gừng
Trồng gừng

Quá trình phát triển, gừng thường trồi củ lên trên. Nếu quan sát thấy tình trạng này, cần bón một lớp đất hỗn hợp dầy 3-4 cm để lấp củ xuống.

Khoảng 7 đến 8 tháng

Gừng sẽ già, lá sẽ héo rụng đi sau thời gian trồng từ 7-8 tháng. Đây là thời điểm cần ngưng tưới nước.

Tuy nhiên, nếu có nhu cầu sử dụng gừng thì chỉ khoảng 5-6 tháng là đã có thể đào củ và sử dụng. Lúc đào nhớ nhẹ tay, tránh làm đứt rễ hoặc làm trầy củ. Những vết thương trên thân gừng sẽ dễ khiến sâu bệnh xâm nhập.

Để hạn chế sâu bệnh, thay vì sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật thì có thể thường xuyên nhổ sạch cỏ dại cũng như bón thêm đất phân. Để củ to hơn, cần tưới nước hợp lý và trồng gừng ở những nơi có ánh sáng vừa đủ.

Sau khi thu hoạch gừng, có thể lựa chọn những củ tốt để làm giống cho vụ sau.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline
0966.366.368
Chat qua Zalo
Facebook chat