Kỹ thuật trồng và chăm sóc giống hoa hồng môn

Một loài hoa có xuất xứ từ Nam Mỹ, được du nhập vào nước ta từ khá lâu. Hoa hồng môn là một trong những giống cây mang lại giá trị kinh tế khá cao trong nghề sản xuất hoa. Hiện nay, loại cây này đang được trồng rất phổ biến ở Việt Nam và đặc biệt có xu hướng phát triển mạnh mẽ trên thị trường trong và ngoài nước.

Để sản xuất cây hồng môn đạt chất lượng cao và đáp ứng được nhu cầu của thị trường thì người trồng cần phải nắm vững những kĩ thuật cơ bản dưới đây

Yêu cầu ngoại cảnh

Hoa hồng môn
Hoa hồng môn

Điều kiện ngoại cảnh là một yếu tố rất quan trọng, có thể ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển là năng suất của mỗi loại cây trồng. Để trồng cây hoa hồng môn đem lại hiệu quả và chất lượng cao nhất thì khi trồng bà con cần phải chú ý đến các yếu tố như sau:

1.Ánh sáng

Ánh sáng là một trong những yêu cầu cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển của cây hoa. Đặc điểm của loài hoa hồng môn là ưa bóng râm, chính vì vậy nơi trồng hoa hồng môn phải được che nắng bởi nếu bị ánh sáng quá nhiều hoặc quá mạnh chiếu vào cũng đều ảnh hưởng không tốt đến quá trình quang hợp của cây. Ở điều kiện nhiệt đới, hồng môn trồng thường được che 60 -70% ánh sáng tự nhiên.

  1. Nhiệt độ

Mỗi loài hoa đều có yêu cầu về nhiệt độ sinh trưởng khác nhau. Chỉnh bởi có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới, nên hoa hồng môn thích hợp với môi trường nhiệt độ cao cụ thể là >15 độ C ( vào ban đêm) và < 35 độ C ( vào ban ngày)

  1. Độ ẩm

Cây sống trong vùng có độ ẩm thích hợp sẽ nhanh phát triển, hạn chế sâu bệnh và cho ra hoa đẹp có chất lượng cao. Độ ẩm tốt nhất là từ ≥ 80%. Ngoài ra hoa hồng môn cũng phù hợp trong môi trường nhiệt độ nóng ẩm.

  1. Đất trồng

Ngoài các yếu tố về nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm thì môi trường trồng trọt cũng rất quan trọng. Loại đất thích hợp để trồng cây hoa hồng môn là đất tơi xốp, độ thoát nước và giữ nước tốt, giàu chất hữu cơ, độ pH lý tưởng từ 6 – 6,5.

  1. Dinh dưỡng

Trong quá trình phát triển, cây hồng môn cần được bổ sung đầy đủ  các dưỡng chất cần thiết như: Đạm(N), Lân(P),Canxi (Ca), Magiê (Mg), Lưu huỳnh (S), các nguyên tố vi lượng  (mangan, kẽm, đồng, Molipden,…)

Kỹ thuật trồng hoa hồng môn

1.Xác định thời vụ trồng

Thời vụ trồng  tùy thuộc vào điều kiện canh tác và khí hậu của từng khu vực. Ở nước ta một số vùng có khí hậu mát mẻ, ôn hòa như: Đà Lạt, Tam Đảo,  Sapa, Mộc Châu… thì có thể trồng quanh năm. Còn một số vùng ở miền Bắc thì trồng vào mùa thu hoặc xuân.

Thông thường loài hoa này được trồng nhiều nhất vào vụ tháng 3 dương lịch, bởi trồng vào thời điểm này sẽ cho ra hoa vào đúng dịp Tết âm lịch.

  1. Mật độ và khoảng cách trồng

– Trồng trên luống: Khoảng cách giữa hàng với hàng là 35 – 40cm, cây với cây là 30 – 35cm, cách mép luống 7,5cm.

-Trồng trong nhà che: Khoảng cách giữa hàng với 30 – 35cm, cây với cây là 20 – 30cm, có thể trồng từ 8 – 10 cây/m2

  1. Chuẩn bị cây giống

Hiện nay có 3 phương pháp chuẩn bị cây giống là gieo hạt, tách cây con hoặc nuôi cấy mô. Tuy nhiên phương pháp tác cây con từ mẹ được sử dụng phổ biến nhất bởi cách này vừa mang lại hiệu quả cao, vừa đơn giản mà không tốn quá nhiều thời gian.

Bạn chỉ cần sử dụng dao bén tách cây con sát gốc, dùng dớn bọc chỗ cây con mới tách, để bộ rễ phát triển tốt hơn. Đảm bảo cây con được tách phải có từ 3 – 4 lá.

  1. Kỹ thuật trồng

Lên luống trồng rộng 1,2m, rãnh 0,8m, luống có độ sâu 30cm, đáy luống trải bạt plastic và có đường thoát nước ở phía dưới. Sau đó tạo các hố nhỏ để đặt cây con xuống, lấp đất và nhấn nhẹ xung quanh gốc. Sau khi trồng, bạn cần tưới đẫm nước để rễ cây tiếp xúc với đất, đồng thời sử dụng lưới đen che phủ để giảm cường độ ánh sáng và nhiệt độ cho cây mau phát triển.

Chăm sóc cây hoa hồng môn

1.Tưới nước

Cây hoa hồng môn rất ưa mát và phát triển tốt trong môi trường độ ẩm cao. Do vậy, sau khi trồng cây nên tưới nước vào gốc khoảng 1 – 2 ngày một lần. Sử dụng phương pháp tưới phun hoặc tưới trên rãnh để tăng cường độ ẩm cho lá và đất.

  1. Chăm bón

Sau khi trồng 2 tháng, có thể tiến hành tưới nước phân. Khi cây chuẩn bị ra hoa thì sử dụng phân bón NPK 12-12-17-9 + TE hòa tan vào nước tưới cho cây

Ngoài việc tưới phân NPK, bạn có thể bổ sung thêm phân bón lá Plant soul 3, nồng độ 1/800, định kỳ phun 1 tuần/lần.

  1. Tỉa lá và hoa

Người trồng cần loại bỏ những cành lá già, héo khô và những bông hoa phai màu hoặc sắp tàn để tạo độ thông thoáng cho đất trồng. Đồng thời, hạn chế sự phát triển của sâu bệnh. Ngoài ra, bạn có thể kết hợp làm cỏ dại, lau lá và vệ sinh bề mặt đất để sâu bọ không kéo tới.

  1. Phòng trừ sâu bệnh

Phòng trừ sâu bệnh là công đoạn rất quan trọng trong quá trình chăm sóc cây. Tuy hoa hồng môn ít sâu bệnh nhưng lại thường bị các loại cào cào, nhện đỏ tấn công.

Cách khắc phục là bạn có thể sử dụng phun các loại thuốc BVTV như: Unitox, Cinnamite, Ortus,…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline
0966.366.368
Chat qua Zalo
Facebook chat