Giải pháp nuôi trồng thông minh trên đất nhiễm mặn

Trồng lúa trên đất phèn là một giải pháp vô cùng gian nan bởi cây lúa rất mẫn cảm với đất phèn. Vì vậy, khi trồng lúa trên nền đất phèn, nông dân phải có giải pháp canh tác thông minh trước khi xuống giống.

Tại vùng Đồng bằng Sông Cửu Long những năm gần đây biến đổi khí hậu ngày càng khắc nghiệt, những vùng đất nhiễm mặn ở đây canh tác lúa gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên, bà con nơi đây vẫn luôn giữ tinh thần lạc quan và vận dụng những kinh nghiệm bản thân kết hợp những quy trình canh tác lúa thông minh , những khuyến cáo từ ngành nông nghiệp để canh tác đạt kết quả cao.

Trong đó, rửa mặn phèn thật kỹ cho ruộng trước khi xuống giống là điểm mấu chốt quyết định.

Cự thể, tại những khu vực bị ảnh hưởng bởi xâm nhập mặn, nông dân sau khi thu hoạch lúa sẽ bắt tay ngay vào  thực hiện các bước vệ sinh đồng ruộng, cày ải để chuẩn bị xuống giống cho vụ mới.

Theo chia sẻ của bà con nơi đây thì việc cày khô, phơi ruộng ngay thời điểm thu hoạch xong sẽ phát huy hiệu quả rửa phèn tốt nhất. Ngoài ra, để tăng sức

Cây trồng hiệu quả

Theo bà con, cày khô, phơi ruộng thời điểm này sẽ phát huy hiệu quả tốt chống chịu cho hạt giống trong điều kiện bất lợi, bà con chọn các giống lúa chịu mặn tốt và xử lí hạt giống trước khi sạ. Áp dụng qui trình canh tác lúa thông minh, bà con gieo sạ thưa, lượng giống không quá 120kg/ha.

Với bà con nông dân có nhiều năm canh tác lúa trên vùng đất nhiễm phèn. Hầu hết đều nằm lòng các bước rửa phèn trước khi xuống giống.

Theo các chuyên gia nông nghiệp, để canh tác lúa trên đất phèn đạt hiệu quả mong muốn, bên cạnh chọn giống lúa thích hợp thì cần phải áp dụng nhiều biện pháp cải tạo đất và sử dụng nước ngọt để rửa phèn. Ở các vùng đất cao thì bón vôi và bón phân lân nung chảy là biện pháp chiếm ưu thế.

Đối với những khu vực bị ảnh hưởng bởi xâm nhập mặn, bà con cần tập trung rửa mặn, phèn thật kỹ trước khi xuống giống. Cụ thể:

– Khâu làm đất: Sau khi thu hoạch lúa đông xuân, bà con cần tranh thủ vệ sinh đồng ruộng, cày ải phơi đất cắt mao dẫn phèn, phân hủy rơm rạ, diệt lúa rài, lúa chét và mầm bệnh.

– Bón vôi rửa phèn và mặn: Trước khi xuống giống khoảng 2 tuần, bón lót vôi (đá vôi nung) từ 300- 500 kg/ha.

– Ngâm nước ruộng: Sau khi bón vôi cho nước vào ruộng ngâm tối thiểu khoảng 2 tuần để độc chất mặn phèn đi ra dung dịch đất. Xả bỏ nước trong ruộng đến cạn. Sau đó cho nước vào đo lại, độ mặn dưới 1‰ và pH đất từ trên 5,5 – 7 thì mới được xuống giống.

– Đánh rãnh phèn thoát phèn: Cần đánh nhiều rãnh trong ruộng, chiều rộng rảnh khoảng 20 cm, sâu 20 cm, khoảng cách giữa các rãnh 6m.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline
0966.366.368
Chat qua Zalo
Facebook chat