Trồng khoai tây đơn giản, cho nhiều củ
Khoai tây là một trong những thực phẩm phổ biến trong gian bếp mỗi gia đình. Đây cũng là loại cây rất thích hợp để trồng vào mùa Đông.
Cách chọn giống khoai tây
Tiêu chuẩn củ giống tốt là phải trẻ về tuổi sinh lý. Theo đó, củ giống được bảo quản trong kho lạnh với các đặc điểm như: Vỏ củ còn căng, mầm củ khỏe, có 2-4 mầm/củ, mầm dài 0,2-2cm. Ngoài ra, giống tốt còn phải sạch nấm bệnh.
Về mặt kích cỡ, khoai tây giống nên chọn kích cỡ: 25-40/1kg, tương đương đường kính củ 2,5-4,5cm (50-60kg đủ trồng 1 sào 360m2). Trong trường hợp củ to hơn có thể bổ củ để trồng, giảm chi phí đầu tư giống.
Một sô giống khoai tây chất lượng nên chọn trồng cho vụ Đông:
Giống Sola:
Có nguồn gốc từ Cộng hòa Liên bang Đức với thời gian sinh trưởng trong vòng từ 80-90 ngày.
Khoai tây giống này có củ hình bầu dục, vỏ củ mịn màu vàng nhạt, ruột củ vàng, mắt củ nông, củ to đều, chất lượng khá.
Mầm củ khoai tây màu tím nhạt, mập, khỏe, 2-3 mầm/củ. Khi trưởng thành, thân đứng, bộ lá gọn, sinh trưởng khá.
Đây cũng là giống khoai tây có khả năng chống chịu sâu bệnh khá. Năng suất và tiềm năng năng suất cao.
Giống Diman: Có nguồn gốc từ Hà Lan, giống khoai tây này có thời gian sinh trưởng trong khoảng 85-90 ngày.
Mầm củ màu tím nâu, mập, khỏe, 2-3 mầm/củ. Khi trưởng thành, thân đứng, bộ lá gọn, sinh trưởng khỏe.
Củ thu hoạch hình bầu dục, vỏ củ màu vàng có đốm màu vàng nâu, ruột củ vàng, mắt củ nông vừa, củ to đều, chất lượng ngon.
Đặc biệt, đây cũng là giống khoai tây có khả năng chống chịu sâu bệnh khá, cho năng suất và tiềm năng năng suất cao. Tuy nhiên, nhược điểm của nó là chịu nóng kém, nhanh thoái hóa.
Giống KT3
Có nguồn gốc từ Việt Nam và CIP, giống khoai tây này có thời gian sinh trưởng từ 80-85 ngày.
Khi nảy mầm, mầm củ màu tím hồng, mập, khỏe, 3-4 mầm/củ. Khi lớn, thân đứng, sinh trưởng khỏe. Năng suất cao, ổn định.
Loại này chống chịu sâu bệnh khá và khả năng chịu nóng khá, thoái hóa chậm, rất phù hợp trồng các năm mùa Đông ấm nóng hoặc trồng vụ Đông sớm, cực sớm.
Giống cho thu hoạch củ tròn, vỏ củ màu vàng nhạt, ruột củ vàng nhạt, mắt củ sâu màu hồng, củ to đều, chất lượng trung bình.
Lưu ý khi trồng khoai tây
Thời điểm trồng:
Chọn thời gian trồng vào một hoặc hai tuần trước khi qua mùa sương giá cuối cùng trong năm.
Đất trồng
Trồng cây trên luống hoặc trong chậu đều được. Quan trọng cần phải chuẩn bị đất tốt để khoai tây phát triển và cho năng suất tốt. Bạn có thể bạn cần bón phân trộn hoặc phân chuồng vào đất để tăng độ dinh dưỡng.
Vị trí trồng
Cây khoai tây cần nhiệt độ cao và nhiều nắng để có thể phát triển khỏe mạnh, vì thế, nên chọn vị trí đất tơi xốp và nhiều ánh nắng mặt trời. Trồng khoai tây ở những khu vực rợp bóng trong vườn là điều vô cùng tối kị.
Nên thay đổi chỗ trồng khoai tây trong cùng một khu vườn để đất có thời gian nghỉ và bổ sung ni-tơ. Nếu không, bạn có thể bổ sung vào đất dung dịch phân bón suốt mùa trồng trọt và sau khi thu hoạch khoai tây.
Cách trồng khoai tây
- Ấn một củ khoai tây mọc mầm vào phân trộn, mầm cây hướng lên trên, sâu khoảng 12 cm so với mặt đất. Nhẹ nhàng lấp phân trộn lên trên củ khoai tây.
- Nên trồng khoai tây thành hàng cách nhau khoảng 30 cm và sâu khoảng 10 cm. Đắp đất thành luống dọc theo hàng, tạo thành mô đất. Khoai tây cần được trồng cách nhau một khoảng đủ xa để khỏi chạm vào nhau dưới đất khi tăng trưởng.
- Cắt củ khoai tây thành nhiều mẩu sao cho mỗi mẩu có ít nhất 1, hoặc tốt hơn là 2 mầm mọc lên. Tẩm bột lưu huỳnh nông nghiệp vào các mẩu khoai tây, cẩn thận kẻo làm gãy mầm, nếu không mầm cây sẽ chậm phát triển. Đặt các mẩu khoai tây vào đất, mặt cắt úp xuống đất, mầm cây hoặc các “mắt” hướng lên trên, sâu khoảng 8-10 cm trên các luống đất. Khi thấy lá trồi lên khỏi mặt đất, bạn cần tiếp tục đắp đất xung quanh cây để ngăn ngừa các củ khoai tây nhô lên. Nếu không, những củ này sẽ trở thành màu xanh và không thể ăn được vì độc. Khi cây đã cứng cáp và đơm hoa, bạn có thể bón dung dịch dinh dưỡng cho cây. Khi cây khoai tây bắt đầu tàn là đến lúc bạn có thể bắt đầu nhổ lên và thu hoạch.
Tưới cây khoai tây một cách hạn chế. Khoai tây ưa loại đất không những tơi xốp mà còn phải thoát nước thật tốt, do đó
Bạn chỉ nên tưới khoai tây khi chúng bắt đầu khô, bởi loài cây này ưa đất tơi xốp và thoát nước tốt. Khi củ đã thành hình không nên để đất ẩm.
Nếu thấy lá cây bắt đầu héo nghĩa là cây cần nước nhưng đừng tưới quá nhiều kẻo chúng sẽ bị thối.
Thời điểm thu hoạch khoai tây thích hợp khi lá cây chuyển vàng và héo úa. Tuy nhiên, bạn cũng có thể thu hoạch sớm hơn một chút khi những bông hoa đầu tiên xuất hiện. Đó là thời điểm sau khi trồng 8 tuần. Theo đó, bạn có thể thu hoạch một ít khoai tây nhưng không nhổ thân cây lên và để lại những củ khác cho chúng phát triển hết kích cỡ.