Tìm hiểu kĩ thuật canh tác cây Nha Đam xuất khẩu

Cây Nha đam có tên khoa học là Aloe vera, được sử dụng rất phổ biến trong các ngành sản xuất mỹ phẩm, dược liệu, thuốc, nước uống,…Kỹ thuật sản xuất cây Nha đam đơn giản, người trồng không phải bỏ vốn quá nhiều mà vẫn có thể thu hoạch được lâu dài và mang lại hiệu quả kinh tế rất cao.

Trong bài viết dưới đây, chúng tôi xin chia sẻ tới các bạn về những kỹ thuật trồng, chăm sóc và thu hoạch cây nha đam.

Kỹ thuật trồng cây nha đam

  1. Thời vụ trồng

Với điều kiện thời tiết ở nước ta thì cây nha đam có thể trồng được quanh năm, tuy nhiên để cây nha đam phát triển tốt nhất thì bạn nên trồng vào vụ xuân và vụ thu.

  1. Chuẩn bị đất

– Chọn đất: Nên trồng cây nha đam ở những vùng đất cao ráo, thoáng đãng bởi loài cây này dù chịu khô hạn rất tốt, nhưng lại không có khả năng chịu được ngập úng. Bạn có thể trồng trên các loại đất thịt, đất cát dễ thoát nước, dồi dào chất dinh dưỡng,…Ngoài ra, bạn có thể mua đất trộn sẵn tại các cửa hàng cây giống.

– Làm đất: trước khi trồng đất phải được cày bừa tơi kỹ, san bằng phẳng. Sau đó lên luống trồng cao khoảng 20 – 25 cm, đánh rãnh trồng theo mật độ hàng cách hàng 60 – 80 cm, cây cách cây 35 – 40 cm. Bổ sung các dưỡng chất cho đất bằng cách bón lót phân chuồng hoai mục với định lượng khoảng 2,5 tấn/ha.

  1. Chọn giống
Cây nha đam
Cây nha đam

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loài nha đam khác nhau, tuy nhiên có hai giống chính được trồng phổ biến nhất là Nha Đam Mỹ và Nha Đam Việt. Người trồng có thể chọn giống cây trồng tùy thuộc vào mục đích sử dụng.

– Cây Nha đam Mỹ: có đặc điểm mình dày, lá dài xanh thẫm, có nhiều gai và bẹ to. Loại này thường được trồng với quy mô lớn vì nó mang lại năng suất và lợi nhuận cao.

– Cây Nha đam Việt : đặc điềm lá nhỉ, ít gại bẹ cũng mỏng hơn so với cây Nha đam Mỹ. Loại này thường được trồng nhiều trong nhà hoặc vườn để trang trí bởi năng suất mang lại không cao.

  1. Nhân giống

Thông thường cây Nha đam thường được nhân giống bằng phương pháp vô tính bằng cách sử dụng phần lá. Ngoài ra, người trồng có thể nhân số lượng giống bằng cách cắt bỏ đọt cây nha đam mẹ và chỉ sau khoảng 1 năm, các cây con sẽ xuất hiện xung quanh.

Khi cây con lên cao khoảng 10 cm thì người trồng có thể tách cây đưa vào vườn ươm. Sau khoảng 1 – 2 tuần, khi cây lớn khoảng 15 cm thì mang ra ngoài vườn hoặc trồng trong chậu.

  1. Cách trồng

Khi lấy cây ra khỏi vườn ươm, bạn nên để ở vị trí râm mát khoảng 2 – 3 ngày rồi mới mang ra trồng, khi đó cây mới mọc mầm nhanh và tỉ lệ sống cao hơn. Công đoạn trồng thực hiện như sau:

– Đầu tiên tiến hành trồng theo rãnh với mật đồ trồng dao động từ 30.000 – 50.000 cây/ha, tùy thuộc vào từng loại và kích thước của cây giống

– Trong quá trình trồng, bạn cần lưu ý đặt cây con thẳng đứng với phần mầm nhô lên khỏi mặt đất. Sau đó chỉ cần lấp đất che phủ bộ rễ và không để lá bị vùi hoặc chạm vào đất.

– Sau khi trồng xong thì phải tưới nước thường xuyên để bổ sung độ ẩm cần thiết cho đất. Khi cây đã bén rễ thì các mầm xanh của cây sẽ xuất hiện.

Kỹ thuật chăm sóc và thu hoạch

Ngoài kỹ thuật trồng thì khâu chăm sóc cây nha đam cũng rất quan trọng. Để đạt được năng suất và hiệu quả cao nhất khi trồng cây Nha đam thì bạn cần phải thực hiện đầy đủ 4 khâu kỹ thuật sau đây:

1.Tưới nước đúng cách cho cây nha đam

Vốn là loài cây chịu được khô hạn, ưa nước nhưng lại không chịu được ngập úng. Chính bởi vậy, việc xử lý cấp và thoát nước cho cây là rất cần thiết.

-Vào những mùa hanh khô, nếu trồng cây trồng trong nhà thì nên tưới nước 2 – 3 ngày/lần còn nếu bạn trồng ở ngoài trời thì cần tưới theo định kì từ 3 – 5 ngày/lần để cây nha đam phát triển tốt và đạt chất lượng sản lượng cao.
-Vào mùa mưa kéo dài: Nếu độ ẩm cao thì cây trồng trong nhà chỉ cần tưới nhẹ, còn đối với cây trồng ngoài trời thì cần tạo rãnh thoát nước tránh để bị ngập úng dẫn đến cây bị chết.

  1. Bón phân

Trồng cây nha đam ở vùng đất ngoài trời thì bạn cần chú ý nhiều hơn trong khâu chăm bón Ngoài việc bón lót bằng phân chuồng thì người trồng cần tiến hành bón thúc bằng phân hữu cơ NPK, định kì 1 tháng/lần để cây luôn tươi tốt.

Để việc chăm bón đạt hiệu quả tốt nhất thì bạn nên chọn thời điểm bón trước khi trời mưa hoặc phải tưới nước sau khi bón phân. Đồng thời kết hợp xới xáo đất để cây dễ hấp thụ chất dinh dưỡng hơn.

  1. Làm cỏ, xới xáo đất

Ngoài kĩ thuật tưới nước và chăm bón thì công đoạn xới đất, làm cỏ dại cũng rất quan trọng. Nó tạo độ tơi xốp thoáng khí cho đất, đẩy nhanh quá trình chuyển hoá các chất dinh dưỡng trong đất và giúp cây dễ hấp thụ và phát triển tốt hơn.

  1. Phòng trừ bệnh hại

Chính bởi cây nha đam có biểu bì lá dày và cứng nên các loại sâu hại khó có thể tấn công.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp khác, cây nha đam cũng có thể xuất hiện nhiều bệnh do trực khuẩn gây ra. Lúc này, người trồng cần nhanh chóng loại bỏ những lá bị bệnh để tránh lây lan sang những cây khác. Lưu ý không nên sử dụng các loại thuốc hóa học bởi cây nha đam được trồng chủ yếu để lấy lá.

  1. Thu hoạch

Nếu được trồng trong môi trường điều kiện thời tiết cũng như cách chăm sóc phù hợp thì sau khi trồng khoảng 5 – 6 tháng, cây Nha đam bắt đầu thu hoạch lứa đầu tiên và cứ sau 1 tháng có thể thu tiếp 1 lần.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline
0966.366.368
Chat qua Zalo
Facebook chat