Phòng trừ nấm hiệu quả trên cây ăn quả

Phòng trừ nấm hiệu quả trên cây ăn quả

Các loại nấm bệnh hại trên cây ăn quả ảnh hưởng đến năng suất cây trồng.  

Bệnh đốm lá

Đa số các cây ăn quả bị bệnh đốm lá, bệnh này do nấm Cerocospora purpurea gây nên. Nấm bệnh này thường xuất hiện ở một số lá trưởng thành có kích thước tương đương nhau không chỉ ảnh hưởng đến lá mà còn xuất hiện trên các quả non và quả sắp thu hoạch khiến năng suất và chất lượng của cây bị giảm sút nghiêm trọng. Khi cây bị nhiễm nấm đốm lá, mép lá xuất hiện những đốm vàng hoặc màu hơi nâu. Dần dần theo thời gian sẽ càng lan rộng và khiến lá bị khô và héo rũ xuống.

Trong trường hợp này, bà con cần tỉa thưa cành để tạo độ thông thoáng cho khu vườn của bạn. Loại bỏ hẳn những loại lá cây bị bệnh ra khởi vườn và tiêu hủy ngay chúng. Bón phân cho cây và tưới nước thật hợp lý đồng thời phun thuốc để trừ nấm bệnh kịp thời với liều lượng được hướng dẫn cụ thể.

Bệnh rầy

Các con bọ rầy trưởng thành có cánh dài từ 0,7 đến 1,4m chích hút nhựa cây làm teo ngọn, xoăn lá, vết cắn của rầy phấn còn là nơi lây lan các bệnh do virus, vi khuẩn hại cây trồng, khiến quả bị thối giữa xuất hiện rám đen và rụng gốc.

Rầy sinh trưởng mạnh nhưng có kích thước nhỏ, loài này chuyên đẻ trứng vào trong mô lá non hút nhựa lá khiến lá phình to nổi u mụn. Khi nốt đủ to, rầy đục thân chui ra và ảnh hưởng đến những cây khác khiến các vết nứt trở nên cứng, có màu đen.  Để phòng loại sâu này, bà con nên thường xuyên vệ sinh gốc, hun đốt lá và tránh xác vi sinh quanh gốc. Bà con cân nhắc phun định kỳ các loại thuốc canon 100sl, hopkil 50nd, carmethrin 25ec, deltox 2,5ec, fentox 25ec và các loại thuốc gốc sinh học như muskardin.

Rệp sáp

Nguồn gốc của đất

Đây là loài rệp bám thân sinh sôi nảy nở nhanh chóng, khi cây đã có quả thì chúng bám vào hút nhựa cây, ảnh hưởng đến quá trình ra lá và hoa, chúng chính là nguyên nhân khiến các quả sau bị méo mó biến dạng và xuất hiện đốm không đẹp mắt. Cách xử lý với loại bọ này là nếu nhìn thấy bằng mắt thường, bà con cần dùng tay hoặc vợt để bắt hoặc dùng thuốc hạt rãi quanh gốc cây 1-2 lần/năm vào đầu và cuối mùa. Đặc biệt, khi cây ăn quả vừa ra nụ có thể phun thuốc CNX-RS để diệt rầy, đối với rầy thân, bà con sử dụng vòi xịt mạnh xịt trực tiếp vào nơi có rệp hoặc pha dầu khoáng với nước sạch để phun. Hoặc bà con có thể dùng Supracid, Bi 58ND, Applaud, Mipcin phun vào cuối vụ khi cây không còn quả. Lưu ý, tuyệt đối không phun khi ra quả bởi sẽ ảnh hưởng đến độ ngọt của quả. Trong điều kiện cho phép, sau khi thu hoạch xong cho nước vào ngập vườn khoảng 36-48 giờ để diệt nhộng trong đất sau đó rắc vôi bột và NPK để khử đất đồng thời dưỡng ẩm cho đất.

Nấm Lasio diplodia Theobromac

Đây là loại nấm gây ra bệnh tán thư thối quả. Các vi khuẩn sẽ xâm nhập từ khi trái còn nhỏ gây ra gây ra vết nứt ban đầu nhỏ trên quả, nhưng sau đó vết nứt sẽ ô xy hóa, gặp thời tiết ẩm bệnh phát triển mạnh, lây lan khiến tỷ lệ trái thối hỏng lên tới 20-25%. Để loại bỏ nấm Lasio diplodia Theobromac, đối với cây ăn quả ít năm, bà con cần tiến hành thu hoạch khi trái phát triển đạt đến hình thái và màu sắc đặc trưng của giống đồng thời tỉa bỏ lá, trái bị nhiễm nặng, dùng máy bơm phun nước lên những chỗ có nấm và vi sinh để rửa trôi đồng thời phun thuốc và bổ sung dầu khoáng DC- Tronplus 0.5%.

Hi vọng bài viết sẽ giúp ích bà con trong quá trình phòng trừ nấm bệnh hại phổ biến trên cây ăn quả nói chung. Chúc bà con thành công!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline
0966.366.368
Chat qua Zalo
Facebook chat