Dưa lê siêu ngọt là một những loại cây đem lại giá trị kinh tế tương đối cao. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm trong tay kỹ thuật để trồng loại cây này hiệu quả và năng suất.
Đặc điểm cây dưa lê
Dưa lê siêu ngọt là loại quả được nhiều nhà nông lựa chọn để sản xuất và làm kinh tế những năm gần đây. Dưa lê có thời gian sinh trưởng từ 50 – 60 ngày và phát triển tốt trong điều kiện 16 -280C. Vì thế, nó có thể gieo trồng ở hầu hết các tháng trong năm trừ những ngày giá rét. Ngoài ra, độ ẩm đất thích hợp 75 – 80%.
Cây dưa phát triển kém, giảm khả năng đậu trái, chất lượng quả kém trong điều kiện ánh sáng yếu, nhiệt độ cao.
Dưa lê nên luân canh với cây lúa, ngô, gối vụ càng lâu càng tốt.
Thời vụ
Trồng dưa lê sớm gặp thời tiết lạnh, trời âm u ánh sáng yếu cây phát triển chậm dễ bị sâu bệnh phá hoại. Còn nếu trồng trong giai đoạn trời mưa hoặc nắng nóng thì sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển và quá trình ra hoa kết quả. Bởi vậy, dưa lê thích hợp trồng nhất là từ tháng 2 – 3 âm và từ tháng 8 – 9 âm lịch. Không thích hợp vào mùa lạnh có sương mù.
Chọn giống
Hiện nay thường trồng một số giống dưa lê siêu ngọt phổ biến hiện là: Ngân Huy, Thanh lê, NS-333, Hồng Ngọc… Dù chọn bất cứ giống dưa lê nào thì cũng nên chọn các giống F1 với đặc điểm quả vừa, độ ngọt cao, ít hạt, thơm, vỏ cứng… Lưu ý, chọn mua hạt giống ở những nơi uy tín.
Đất trồng
Đất thịt nhẹ và cát pha, đặc biệt là đất phù sa rất tốt để trồng dưa lê siêu ngọt bởi nó có khả năng thoát nước tốt, giữ được dinh dưỡng, điều hoà được nhiệt độ đất, thúc đẩy quá trình phát dục giúp dưa nhanh có quả, màu sắc đẹp và chất lượng ngon.
Tuy nhiên, để dưa lê phát triển và đạt năng suất tốt, không nên trồng liên tục trên một mảnh đất. Nếu trồng thường xuyên thì phải cải tạo và bổ sung chất dinh dưỡng cần thiết cho đất. Đồng thời loại bỏ mầm sâu bệnh cũng như tàn dư thực vật từ vụ trước. Bạn có thể xử lý đất trồng bằng vôi tả (30- 40kg/sào) hoặc chế phẩm nấm đối kháng Trichodecma.
Trước khi trồng dưa lê, cần cày bừa đất kỹ và làm sạch cỏ dại. Sau đó, lên luống rộng 1,8-2m cả rãnh, cao 25-30cm, rãnh rộng 30-35cm và làm thoải dần về hai bên mép.
Cách trồng
Ủ hạt giống:
Hạt giống
Ngâm hạt giống vào nước sạch trong 4 giờ rồi ủ 24 giờ. Hạt nảy mầm mang gieo vào bầu đất 1 hạt/bầu. Khoảng 8 – 10 ngày sau khi gieo, cây ra 1 – 2 lá thật thì đem trồng.
Trồng giàn lượng giống sẽ nhiều hơn so với để cây bò trên mặt đất. Cụ thể, lượng giống trồng giàn từ 1 – 1,2kg/ha, còn lượng giống trồng bò là từ 400 – 500 gram/ha. Nên để cây cách cây 0,5cm.
Bón phân
Mỗi 1 sào cần khoảng 300kg phân chuồng hoặc phân hữu cơ vi sinh thay thế (30kg) + 7- 8kg u rê + 10-12kg kali + 25-30 kg supe lân và chia thành bón lót và bón thúc.
Trong đó, toàn bộ phân chuồng và 3kg u rê + 3 kg kali dùng để bón lót vào rạch, cách gốc dưa 20cm.
Bón thúc chia làm 3 đợt. Đợt 1 tiến hành sau trồng 15- 20 ngày, sử dụng 2kg đạm + 2 kg kali, kết hợp với vun xới đất. Bón thúc lần 2 bằng 2kg đạm + 2 kg kali, tiến hành khi hoa cái nở. Lần 3, bón thúc sau trồng 40- 45 ngày bằng lượng phân còn lại.
Bấm ngọn
Bấm ngọn là động tác giúp thúc đẩy nhánh phát triển và ra quá. Sau khi cây được 5-6 lá thật bắt đầu bấm ngọn để nhánh con phát triển Giữ lại 3-4 nhánh con to khỏe nhất và tiến hành bấm ngọn khi chúng được 15-16 lá để nhánh cháu phát triển, bấm bỏ chèo nhánh từ gốc đến lá thứ 4 chọn quả từ nhánh cháu thứ 5 trở đi. Khi nhánh cháu ra quả, để quả giữa lại 2 lá rồi bấm ngọn để tập trung dinh dưỡng nuôi quả. Mỗi cây chỉ nên để từ 7-10 quả.
Công việc tỉa nhánh, bấm ngọn nên thực hiện vào buổi sáng. Việc này nhằm tránh tạo cơ hội cho mầm bệnh xâm nhập qua vết thương.
Tưới nước vừa đủ để cây không phát triển quá mạnh. Giảm lượng nước khi cây chuẩn bị ra hoa để dễ đậu quả. Khi cây nở hoa 5-7 ngày thì tiếp tục duy trì lượng nước tưới. Thời điểm chuẩn bị thu hoạch 10 ngày thì lại giảm lượng nước tưới.
Sâu bệnh
Dùng tau- Fluvalinate25%Ec (marvik) nồng độ 3000, Bendiocard 50%Wp( Garvox, Multamet) bọ trĩ.
Phun hoặc tưới vào gốc Benlate, Copperb23%, Ridomil, Aliette 80Wp bệnh chảy nhựa thân.
Bón vôi luân canh với cây trồng, phun phòng định kỳ bằng Topsin, Ridomil để chống bệnh thối gốc nở cổ dễ.
Phun các loại thuốc Ridomil MZ nồng độ 400, Metiran 80% nồng độ 500 luân phiên phun 5-7 ngày /lần để trị bệnh sương mai:
Có thể phun Benlate 0,01%, Topsin 0,1%, Anvil… nếu muốn diệt trừ bệnh phấn trắng.
Thu hoạch
Dưa lê cho thu hoạch sau khoảng 60 ngày. Trong đó, thời gian cho thu hoạch rộ rơi vào khoảng 25 – 30 ngày. Bảo quản dưa ở nơi thoáng mát khoảng 1 – 2 ngày để tăng phẩm chất và hương vị dưa lê.